Khởi đầu của ngày Hành Hương theo bước chân các Nhà Truyền Giáo Bắc Ninh tại Tòa Giám Mục với kinh Lạy Nữ Vương Mẹ Nhân Lành do Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt chủ sự và là trưởng đoàn vào lúc 05 giờ.
Đoàn đang hiện diện nơi mà cách đây hơn 400 năm, vào khoảng năm 1630 các Nhà Truyền giáo đã đặt những bước chân đầu tiên, những hạt giống đầu tiên được gieo trên mảnh đất yêu dấu Bắc Ninh, là hạt mầm đầu tiên khai sinh Giáo phận Bắc Ninh.
Đức Cha và Đoàn Hành Hương đang đứng trên giáo xứ Kẻ Mốt, nơi các Nhà Truyền Giáo đặt bước chân đầu tiên.
Đây là những dấu tích còn lại của giáo xứ Kẻ Mốt.
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đang giải thích lịch sử của giáo xứ Kẻ Mốt:
Cái tên “Kẻ Mốt” là ngôn ngữ của từ Nôm, bên cạnh đó Kẻ Mốt còn được gọi là “Đức Trai” theo tiếng Hán.
Xứ Kẻ Mốt được xem là một trong những xứ cổ của giáo phận Bắc Ninh, cổ về sự hình thành và đời sống đức tin. Kẻ Mốt chỉ có một họ lẻ nằm bên tả ngạn sông Thái Bình, đó là họ Thổ Đức hay còn gọi là Trạm Du. Còn Kẻ Mốt thì nằm bên hữu ngạn của sông Thái Bình, bên ngoài bờ đê. Về địa lý, Kẻ Mốt nằm sát bên con sông lớn, nên đã trở thành địa điểm cho các thừa sai đặt bước chân đầu tiên khi ngược dòng sông Cái từ cửa biển vào vùng nội địa.
Từ năm 1841 trở về trước, các đức cha của giáo phận Đông đàng ngoài đặt tòa giám mục tại Phố Hiến, và các xứ thuộc tỉnh Nam (giáo phận Bùi Chu sau này). Đến năm 1841, thời Đức cha Hermosila Liêm O.P. ngài đã dời tòa giám mục về đặt tại Kẻ Mốt. Thời gian này, dòng Đaminh, và các lớp chủng viện La-tinh, Lý đoán cũng về theo, và đặt trụ sở tại Kẻ Mốt. Vậy là xứ Kẻ Mốt đã trở thành Tòa giám mục của địa phận Đông và đã có chủng viện, có dòng tu.
Chủng viện Kẻ Mốt tồn tại từ năm 1841 đến năm 1883. Trong thời gian 42 năm, chủng viện Kẻ Mốt đã đào tạo được một số đông các linh mục cho giáo phận đàng đông.
Xứ Kẻ Mốt có số giáo dân tính vào năm ấy gần 1.000 người. Thời kỳ Đức cha Liêm đặt trụ sở tại Kẻ Mốt là thời kỳ sôi động của giáo hội Việt Nam, là thời bách hại đạo dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức. Và các đức cha, linh mục, chủng sinh và nhiều giáo dân sống tại Kẻ Mốt đã hy sinh vì đức tin Kitô giáo.
Năm 1954, xã hội lúc này có xu hướng “di cư vùng kinh tế mới” một số đông giáo dân Kẻ Mốt đã bỏ làng, họ đạo để di cư vào nam. Họ tập trung sống chủ yếu ở hai nơi : Xóm Chiếu và Tây Ninh.
Một thời gian sau, vào những năm 1970, chính sách khai thông dòng chảy sông Thái Bình, nhà thờ cũng như giáo dân di cư lên vùng trên cách đó khoảng 7km, (thuộc xã Cẩm Sơn hiện nay). Năm 1978, cha Giuse Trần Đăng Can, linh mục tòa giám mục phụ trách khởi công xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên cho giáo dân Kẻ Mốt tại vùng đất mới di lên, để giáo dân có được nơi thờ phượng Thiên Chúa. Năm 1989, ngài được bổ nhiệm chính xứ Tử Nê, và coi sóc toàn hạt Gia Lương, trong đó có giáo xứ Kẻ Mốt.
Sau hơn 20 năm, ngôi nhà thờ về cơ sở đã xuống cấp. Lúc này cha Giuse Trần Đăng Can đang trong gia đoạn nghỉ hưu, nhưng ngài vẫn tiếp tục những công việc mục vụ, xây dựng cơ sở. Năm 2003, cha cùng với Ban hành giáo và giáo dân đã khởi công xây dựng lại toàn bộ công trình của giáo xứ : từ nhà thờ, đến nhà phòng, các phòng học và phòng ở cho giáo xứ. Đến nay, giáo xứ Kẻ Mốt đã có được những cơ sở vững chắc, tuy số giáo dân chưa được phát triển, nhưng tin rằng từ nay giáo xứ Kẻ Mốt sẽ có đời sống tốt hơn vào đức tin nơi Thiên Chúa, vì chính Ngài đã điều hành và hướng dẫn con người Kẻ Mốt từ Bắc chí Nam sống trong tình hiệp thông và yêu thương.
Xứ Kẻ Mốt được xem là một trong những xứ cổ của giáo phận Bắc Ninh, cổ về sự hình thành và đời sống đức tin. Kẻ Mốt chỉ có một họ lẻ nằm bên tả ngạn sông Thái Bình, đó là họ Thổ Đức hay còn gọi là Trạm Du. Còn Kẻ Mốt thì nằm bên hữu ngạn của sông Thái Bình, bên ngoài bờ đê. Về địa lý, Kẻ Mốt nằm sát bên con sông lớn, nên đã trở thành địa điểm cho các thừa sai đặt bước chân đầu tiên khi ngược dòng sông Cái từ cửa biển vào vùng nội địa.
Từ năm 1841 trở về trước, các đức cha của giáo phận Đông đàng ngoài đặt tòa giám mục tại Phố Hiến, và các xứ thuộc tỉnh Nam (giáo phận Bùi Chu sau này). Đến năm 1841, thời Đức cha Hermosila Liêm O.P. ngài đã dời tòa giám mục về đặt tại Kẻ Mốt. Thời gian này, dòng Đaminh, và các lớp chủng viện La-tinh, Lý đoán cũng về theo, và đặt trụ sở tại Kẻ Mốt. Vậy là xứ Kẻ Mốt đã trở thành Tòa giám mục của địa phận Đông và đã có chủng viện, có dòng tu.
Chủng viện Kẻ Mốt tồn tại từ năm 1841 đến năm 1883. Trong thời gian 42 năm, chủng viện Kẻ Mốt đã đào tạo được một số đông các linh mục cho giáo phận đàng đông.
Xứ Kẻ Mốt có số giáo dân tính vào năm ấy gần 1.000 người. Thời kỳ Đức cha Liêm đặt trụ sở tại Kẻ Mốt là thời kỳ sôi động của giáo hội Việt Nam, là thời bách hại đạo dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức. Và các đức cha, linh mục, chủng sinh và nhiều giáo dân sống tại Kẻ Mốt đã hy sinh vì đức tin Kitô giáo.
Năm 1954, xã hội lúc này có xu hướng “di cư vùng kinh tế mới” một số đông giáo dân Kẻ Mốt đã bỏ làng, họ đạo để di cư vào nam. Họ tập trung sống chủ yếu ở hai nơi : Xóm Chiếu và Tây Ninh.
Một thời gian sau, vào những năm 1970, chính sách khai thông dòng chảy sông Thái Bình, nhà thờ cũng như giáo dân di cư lên vùng trên cách đó khoảng 7km, (thuộc xã Cẩm Sơn hiện nay). Năm 1978, cha Giuse Trần Đăng Can, linh mục tòa giám mục phụ trách khởi công xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên cho giáo dân Kẻ Mốt tại vùng đất mới di lên, để giáo dân có được nơi thờ phượng Thiên Chúa. Năm 1989, ngài được bổ nhiệm chính xứ Tử Nê, và coi sóc toàn hạt Gia Lương, trong đó có giáo xứ Kẻ Mốt.
Sau hơn 20 năm, ngôi nhà thờ về cơ sở đã xuống cấp. Lúc này cha Giuse Trần Đăng Can đang trong gia đoạn nghỉ hưu, nhưng ngài vẫn tiếp tục những công việc mục vụ, xây dựng cơ sở. Năm 2003, cha cùng với Ban hành giáo và giáo dân đã khởi công xây dựng lại toàn bộ công trình của giáo xứ : từ nhà thờ, đến nhà phòng, các phòng học và phòng ở cho giáo xứ. Đến nay, giáo xứ Kẻ Mốt đã có được những cơ sở vững chắc, tuy số giáo dân chưa được phát triển, nhưng tin rằng từ nay giáo xứ Kẻ Mốt sẽ có đời sống tốt hơn vào đức tin nơi Thiên Chúa, vì chính Ngài đã điều hành và hướng dẫn con người Kẻ Mốt từ Bắc chí Nam sống trong tình hiệp thông và yêu thương.
Đoàn đang đi tới khu đất nhà thờ của giáo xứ Kẻ Mốt. Cách đây gần 400 năm giáo xứ đã có nhà thờ, nhà xứ, nhà dòng… nhưng tất cả đến nay không còn nữa mà chỉ còn nền móng của nhà thờ.
Đứng trên nền móng của ngôi nhà thờ của giáo xứ Kẻ Mốt, Cha nguyên Tổng Đại Diện Giuse Trần Quang Vinh đã nhớ đến câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền móng lâu đài bóng tịch dương
Đoàn đang đọc kinh trên nền nhà thờ giáo xứ Kẻ Mốt:
Chúng ta cùng hiệp lòng cùng Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy cất cao lời ca: Đây Bài Ca Ngàn Trùng…
Xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ban xuống muôn phúc trên nước Nam…
Đoàn đã rời giáo xứ Kẻ Mốt, xuống thuyền và tiến về Lục Đầu Giang, trên chiếc thuyền của gia đình Anh Phêrô Trần Văn Khuyến – Giáo xứ Nguyệt Đức:
Đoàn đang ngồi trên thuyền đọc kinh sáng cùng nhau:
Đoàn Hành Hương đang theo những bước chân của Nhà Truyền Giáo. Đoàn đang trên sông Thái Bình và tiến về Lục Đầu Giang.
Ngồi trên thuyền Đức Cha, Quý Cha ôn lại những trang sử hào hùng của các Nhà Truyền giáo. Trong thời điểm khó khăn, với phương tiên di chuyển còn thô sơ, dòng sông và con thuyền là phương tiện mà các Nhà Truyền Giáo đem Tin Mừng đến mọi nẻo đường là tối ưu.
Đoàn ghé thăm Đền Tam Phủ (Bình Than):
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt khi thăm đền Tam Phủ đã viết: Năm 1282, Hoàng Triều Nhà Trần họp để đưa ra quyết định đánh quân Mông Cổ xâm lược. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được cử làm Bình Bắc Đại Nguyên Súy. Trần Quốc Toản không được họp, vì mới 7 tuổi, bà mẹ là người Trung Quốc nên tức giận đã bóp nát quả cam. Sau hội nghị Bình Than, triều đình mở hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để thống nhất lòng dân đánh quân Mông Cổ.
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đang diễn giải lịch sử ngôi đền Bình Than (Tam Phủ):
Qua Lục Đầu Giang, nhà máy nhiệt điện Phả Lại đang thấp thoáng dưới làn sương mỏng.
Đoàn đang vào dòng sông Như Nguyệt. Trước khi vào dòng sông Như Nguyệt, giáo dân giáo họ Cổ Phát – Giáo xứ Phong Cốc đứng ở bên dòng sông chào đón đoàn.
NHỮNG VỊ ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Thánh Vinhsơn Đỗ Yến – linh mục
Cha Đỗ Yến quê ở Trà Lũ – Nam Định, sinh năm 1764, ngài vào sống trong nhà Đức Chúa trời để giúp cho cha Obelar Khâm từ nhỏ, cho đến ngày được thụ phong linh mục. Dưới thời Cảnh Thịnh, đã một lần cha bị bắt, giáo dân phải bỏ tiền chuộc mới được. Trong thời bình dưới thời Gia Long, cha xin vào dòng Đaminh và khấn ngày 22-7-1808. Cha Yến là một con người có tính tình hiền hòa, đơn sơ, vui vẻ và bác ái. Cha có một thân hình trông khá đẹp, vẻ đẹp ấy luôn diễn tả nét đẹp tinh thần và đời sống đạo hạnh của cha. Cha coi sóc hai giáo xứ Kẻ Mốt và Kẻ Sặt trong thời gian rất lâu.
Cha đau lòng khi chứng kiến cảnh đoàn chiên mình chịu cưỡng bách phải hạ ngôi nhà thờ khang trang, do công sức và tiền bạc họ đóng góp để xây dựng lên. Vì thương đoàn chiên cha quyết tâm ở lại với dân, nay trọ nhà này, mai tránh sang nhà khác. Ban đêm lo cử hành phụng vụ dâng thánh lễ, ban ngày gặp gỡ giáo dân, an ủi động viên, khích lệ họ về đời sống đức tin và ban phát các Bí tích cho họ. Trong thời gian bọn quan lại truy bắt Đức cha Hermosila Vọng (Liêm) không được. Trịnh Quang Khanh biết cha ở Kẻ Sặt và Kẻ Mốt thuộc tỉnh Hải Dương, bèn liên lạc với các quan ở Hải Dương để bắt cha. Các quan cho tăng cường kiểm soát chặt chẽ, quyết lùng bắt người cho bằng được, hăm dọa tàn phá bình địa dân làng. Vì muốn giáo dân được yên ổn, vị mục tử âm thầm ra đi, mang theo nỗi niềm đau xót phải xa cách đoàn chiên yêu quí. Cha tín thác mọi sự cho bàn tay Quan Phòng của Thiên Chúa.
Cha đến họ Thứa (Đào Du) xã Trung Lập – Hưng Yên, nhưng thấy nơi đây không đảm bảo, lại tiếp tục lên đường đi Lực Điền – Hưng Yên. Đường xa mệt mỏi, cha dừng chân nghỉ dưới bóng bụi tre xanh. Một khách bộ hành ngang qua hỏi : “Bố già đi đâu, mà còn ngồi đây ?” Để giấu tung tích, cha giả vờ hỏi xem đường nào đi Kẻ Sặt, hướng nào về Lực Điền. Người khách chỉ dùm rồi bỏ đi. Tiếp tục cuộc hành trình, ngày 6 tháng 8 cha gặp ông cai Phan. Ông này làm bộ thương cảm, nài nỉ cha vào ở trong nhà mình. Và ông đã trở mặt, bắt nộp cha, cho đóng gông và chuẩn bị giải về thị xã Hải Dương. Khi hay tin, giáo hữu ở Kẻ Sặt và Lực Điền đem trâu và tiền đến chuộc. Nhưng ông cai nhất định không cho, vì ông hy vọng sẽ được quan trên khen thưởng nhiều hơn. Dùng tiền để chuộc cha không được, giáo dân tập trung dùng lấy sức người để giải cứu cho cha. Cha Yến phải hết lời khuyên can, mới cản được giáo dân ở hai họ đạo bỏ ý định dùng võ lực để giải thoát cha.
Tại thị xã Hải Dương 3 ngày sau, cha Vinhsơn Yến được đưa ra trước giảng đường. Quan tổng đốc tỉnh này vốn có lòng nhân hậu, lại có lời can thiệp của điều Hàn, ông không muốn vấy máu người có đạo. Ông xin vị linh mục tự khai là lang y để ông phóng thích. Nhưng cha Yến trả lời : “Không, tôi không phải là thày lang. Tôi là thày cả chuyên giảng đạo và tế lễ Thiên Chúa. Tôi sẵn sàng chết vì lẽ đó, chớ không khai man để được sống”.
Quan tìm cách khéo để trả tự do cho cha Yến. Ông truyền vẽ vòng tròn chỗ cha đứng, bảo cha đi vòng đó được kể như bước qua thập tự. Cha vẫn từ chối : “làm thế có khác gì tôi chối đạo”. Quan thấy không thể thuyết phục được vị linh mục, bèn làm sơ tấu vào kinh. Nhưng vì không muốn đích thân xử án người vô tội, quan xin triều đình cho dẫn độ cha về nguyên quán thuộc tỉnh Nam định. Vua Minh Mạng không chấp thuận và kết án tử hình ngay. Bản án phê ngày 20-6-1838, và bản ấy về tới Hải Dương ngày 30-6-1838, với nội dung sau “Đỗ Yến là người bản quốc đạo trưởng Datô, bị bắt mà vẫn không chịu bỏ đạo. Thật là người ngu muội cố chấp, không theo đường phải, vậy trảm quyết ngay, không có giải về Nam định”. Trong 3 tuần lễ bị giam, nhờ sự can thiệp của ông điều Hàn, cha Vinhsơn không phải mang gông, xiềng, còn được phép nhận quà của các giáo hữu đến thăm hỏi. Ngày đêm cha chuyên chăm cầu nguyện và trầm lặng suy niệm lâu giờ.
Ngày 30-6-1838, quan tổng đốc thi hành bản án vừa nhận được. Cha Vinhsơn hiên ngang tiến ra pháp trường ở ngã tư Bình Lao, cách thành Hải Dương 1km về hướng phía tây. Gương mặt hiền hậu của vị linh mục với thân hình cao đẹp, khiến nhiều người phải kính phục và thương xót. Tới nơi, cha Vinhsơn quỳ gối cầu nguyện thật sốt sắng trong ít phút, rồi xin lý hình thi hành phận sự. Chỉ một nhát gươm vung lên, đầu vị tử đạo rơi xuống đất. Quan tổng đốc tặng một tấm vải và dạy khâu thủ cấp vị tử đạo vào với thân mình, rồi cho phép tín hữu họ Bình Lao đưa về an táng. Tám tháng sau, tín hữu cải táng về nhà thờ Thọ Ninh.
Với đời sống dâng hiến trọn vẹn, với đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa, cha Vinhsơn đã trở nên chứng nhân anh dũng cho Chúa, và là tấm gương tuyệt mỹ của đức tin Kitô giáo. Cha trọn hưởng 74 tuổi đời nơi dương thế.
Cha đau lòng khi chứng kiến cảnh đoàn chiên mình chịu cưỡng bách phải hạ ngôi nhà thờ khang trang, do công sức và tiền bạc họ đóng góp để xây dựng lên. Vì thương đoàn chiên cha quyết tâm ở lại với dân, nay trọ nhà này, mai tránh sang nhà khác. Ban đêm lo cử hành phụng vụ dâng thánh lễ, ban ngày gặp gỡ giáo dân, an ủi động viên, khích lệ họ về đời sống đức tin và ban phát các Bí tích cho họ. Trong thời gian bọn quan lại truy bắt Đức cha Hermosila Vọng (Liêm) không được. Trịnh Quang Khanh biết cha ở Kẻ Sặt và Kẻ Mốt thuộc tỉnh Hải Dương, bèn liên lạc với các quan ở Hải Dương để bắt cha. Các quan cho tăng cường kiểm soát chặt chẽ, quyết lùng bắt người cho bằng được, hăm dọa tàn phá bình địa dân làng. Vì muốn giáo dân được yên ổn, vị mục tử âm thầm ra đi, mang theo nỗi niềm đau xót phải xa cách đoàn chiên yêu quí. Cha tín thác mọi sự cho bàn tay Quan Phòng của Thiên Chúa.
Cha đến họ Thứa (Đào Du) xã Trung Lập – Hưng Yên, nhưng thấy nơi đây không đảm bảo, lại tiếp tục lên đường đi Lực Điền – Hưng Yên. Đường xa mệt mỏi, cha dừng chân nghỉ dưới bóng bụi tre xanh. Một khách bộ hành ngang qua hỏi : “Bố già đi đâu, mà còn ngồi đây ?” Để giấu tung tích, cha giả vờ hỏi xem đường nào đi Kẻ Sặt, hướng nào về Lực Điền. Người khách chỉ dùm rồi bỏ đi. Tiếp tục cuộc hành trình, ngày 6 tháng 8 cha gặp ông cai Phan. Ông này làm bộ thương cảm, nài nỉ cha vào ở trong nhà mình. Và ông đã trở mặt, bắt nộp cha, cho đóng gông và chuẩn bị giải về thị xã Hải Dương. Khi hay tin, giáo hữu ở Kẻ Sặt và Lực Điền đem trâu và tiền đến chuộc. Nhưng ông cai nhất định không cho, vì ông hy vọng sẽ được quan trên khen thưởng nhiều hơn. Dùng tiền để chuộc cha không được, giáo dân tập trung dùng lấy sức người để giải cứu cho cha. Cha Yến phải hết lời khuyên can, mới cản được giáo dân ở hai họ đạo bỏ ý định dùng võ lực để giải thoát cha.
Tại thị xã Hải Dương 3 ngày sau, cha Vinhsơn Yến được đưa ra trước giảng đường. Quan tổng đốc tỉnh này vốn có lòng nhân hậu, lại có lời can thiệp của điều Hàn, ông không muốn vấy máu người có đạo. Ông xin vị linh mục tự khai là lang y để ông phóng thích. Nhưng cha Yến trả lời : “Không, tôi không phải là thày lang. Tôi là thày cả chuyên giảng đạo và tế lễ Thiên Chúa. Tôi sẵn sàng chết vì lẽ đó, chớ không khai man để được sống”.
Quan tìm cách khéo để trả tự do cho cha Yến. Ông truyền vẽ vòng tròn chỗ cha đứng, bảo cha đi vòng đó được kể như bước qua thập tự. Cha vẫn từ chối : “làm thế có khác gì tôi chối đạo”. Quan thấy không thể thuyết phục được vị linh mục, bèn làm sơ tấu vào kinh. Nhưng vì không muốn đích thân xử án người vô tội, quan xin triều đình cho dẫn độ cha về nguyên quán thuộc tỉnh Nam định. Vua Minh Mạng không chấp thuận và kết án tử hình ngay. Bản án phê ngày 20-6-1838, và bản ấy về tới Hải Dương ngày 30-6-1838, với nội dung sau “Đỗ Yến là người bản quốc đạo trưởng Datô, bị bắt mà vẫn không chịu bỏ đạo. Thật là người ngu muội cố chấp, không theo đường phải, vậy trảm quyết ngay, không có giải về Nam định”. Trong 3 tuần lễ bị giam, nhờ sự can thiệp của ông điều Hàn, cha Vinhsơn không phải mang gông, xiềng, còn được phép nhận quà của các giáo hữu đến thăm hỏi. Ngày đêm cha chuyên chăm cầu nguyện và trầm lặng suy niệm lâu giờ.
Ngày 30-6-1838, quan tổng đốc thi hành bản án vừa nhận được. Cha Vinhsơn hiên ngang tiến ra pháp trường ở ngã tư Bình Lao, cách thành Hải Dương 1km về hướng phía tây. Gương mặt hiền hậu của vị linh mục với thân hình cao đẹp, khiến nhiều người phải kính phục và thương xót. Tới nơi, cha Vinhsơn quỳ gối cầu nguyện thật sốt sắng trong ít phút, rồi xin lý hình thi hành phận sự. Chỉ một nhát gươm vung lên, đầu vị tử đạo rơi xuống đất. Quan tổng đốc tặng một tấm vải và dạy khâu thủ cấp vị tử đạo vào với thân mình, rồi cho phép tín hữu họ Bình Lao đưa về an táng. Tám tháng sau, tín hữu cải táng về nhà thờ Thọ Ninh.
Với đời sống dâng hiến trọn vẹn, với đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa, cha Vinhsơn đã trở nên chứng nhân anh dũng cho Chúa, và là tấm gương tuyệt mỹ của đức tin Kitô giáo. Cha trọn hưởng 74 tuổi đời nơi dương thế.
(Cha Vinhsơn Đỗ Yến)
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự – linh mục
Cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, sinh năm 1796 tại làng Ninh Cường – Nam Định. Với ý chí dấn thân theo Chúa, vào được sống trong nhà chung từ nhỏ, cha được thụ phong linh mục năm 1826 vừa tròn 30 tuổi, và năm sau cha gia nhập vào dòng Đaminh. Suốt 12 năm sống đời linh mục, cha Phêrô luôn tận tụy với sứ vụ tông đồ, không quản ngại khó khăn, ngài luôn đối xử hòa nhã và rất mực yêu thương mọi người. Cha đã coi sóc nhiều giáo xứ, trước khi ngài đến coi xứ Kẻ Mốt thuộc giáo phận Bắc Ninh. Cuộc bách hại đạo diễn ra gay cấn, cha phải tìm mọi cách và lén lút để thực hiện mục vụ. Một thân hào tên Quang đã cho cha đến trú ẩn tại vườn nhà của ông.
Sáng ngày 29-6-1838, cha Phêrô Tự vừa dâng thánh lễ xong, bất ngờ bọn lính kéo đến, cha được anh em bổn đạo đưa lánh sang làng bên. Nhưng bọn lính lục soát tìm thấy áo lễ và chén thánh của cha, chúng tập họp dân chúng để tra khảo. Nhiều người giáo dân bị đánh đập nhưng vẫn không khai chỗ ở của cha Phêrô, đến lượt ông lang Ninh mới bị dọa đánh, thì ông đã vội vã khai nộp cha. Vì các quan nghe báo cáo danh tiếng Trùm Vọng (tên của cha Hermosila Liêm trước ngày tấn phong giám mục) đã bỏ tỉnh Đông sang tỉnh Bắc. Cả tỉnh bắc đại náo về cuộc truy lùng người đứng đầu sổ này của triều đình. Bọn lính đến vây kín làng Kẻ Mốt, nhưng cha Vọng đã nhanh chân quay về tỉnh Đông. Và bù lại, chúng bắt được cha Phêrô Tự. Cùng bị bắt chung với cha Phêrô là thầy giảng Đaminh Úy. Chúng dẫn cha đến huyện Lương Tài. Quan huyện ngỏ ý muốn tiền chuộc, nhưng cha bình tĩnh trả lời : “Đối với tôi, bị bắt vì đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có, nếu làm phiền hà các giáo hữu, thì tôi lại càng không muốn.”
Ngày hôm sau, cha Phêrô được gọi đến văn phòng tòa án, để khai tên các thừa sai mà cha biết. Song, cha đứng im lặng không nói gì, bấy giờ trong số nhân viên tòa án có tên Tôn, một người bội giáo, nói một cách xấc láo “Ông phải khai tất cả, nếu không sẽ phải ăn đòn”. Cha đáng kính mắng lại “Mày có quyền gì mà đánh tao, cứ để tao gặp quan, mày sẽ biết”. Tên Tôn tức giận dẫn cha đến tòa án, nhưng để trả thù, hắn bắt cha phải đứng ngoài sân dưới ánh nắng gắt của mùa hè. Khi quan đến, cha Phêrô được mời vào, ngồi chiếu tử tế. Bằng một giọng nói ôn tồn lịch sự, quan yêu cầu cha khai tên các giáo sĩ trong địa phận. Cũng bằng một giọng điệu lịch sự ôn tồn, cha thong thả khai tên hai đức cha và bảy nhà truyền giáo, quan nghe được mừng lắm. Đến sau mới biết các vị được nêu ra thì đã bị bắt cả.
Trong lúc cha và quan án nói chuyện với nhau vui vẻ, thì lính dẫn đến một thày giảng tên là Phanxicô Savie Mậu. Khi cha Phêrô bị bắt thì thày đang ở giáo xứ Kẻ Mốt. Được tin cha bị bắt, thày lên tỉnh để mong tìm tin tức. Giáo dân gửi thày trọ ở nhà một người lương ở bên kia sông, nghĩ rằng lính ẽ không dám khám xét. Ai ngờ chính chủ nhà lại đi báo quan để kiếm tiền thưởng. Thày được dẫn đến Bắc Ninh quan hỏi thầy là ai? Thày đáp : “Bẩm quan, tôi là một môn đệ quan trọng của cha Tự” cha Phêrô nhìn thày làm hiệu bảo đừng khai rõ, để còn có thể chuộc được, nhưng thày nói nhỏ với cha : “xin cha thương con, nhận con làm môn đệ cha, để con cũng được chết vì đạo”.
Ngày 10 tháng 7, cha Phêrô Tự lại phải ra tòa một lần nữa. Lần này quan bảo cha cắt nghĩa các đồ thờ, chén thánh và áo lễ, những thứ đó bọn lính đã tịch thu được ở Kẻ Mốt. Cha nắm lấy cơ hội, giảng đạo lý Công giáo cho các quan nghe, cha say sưa nói về ý nghĩa của những đồ thánh mà chúng đã thu khi đến bắt cha như bài giảng huấn, bài giáo lý dành cho bổn đạo. Song một tin làm cha hết sức buồn rầu, khi nghe quan án báo tin cho biết : hai ngày nữa sẽ gọi các tín đồ bị bắt ra tòa, để mọi người bước qua thánh giá, vì có nhiều người bằng lòng xuất giáo. Khi trở về ngục, suốt 2 ngày liền, cha khuyên bảo mọi người can đảm giữ vững đức tin bằng cầu nguyện và ăn năn sám hối. Đến ngày ra tòa, quả nhiên ba trong bốn ông trùm xứ đều bước qua thánh giá, chấp nhận khoá quá, duy chỉ có cụ già 75 tuổi, tức là lương y Giuse Hoàng Lương Cảnh, là một thành viên của hội dòng Ba Đaminh, cũng là đầu mục làng Thổ Hạ là kiên quyết không bước qua thập tự, giữ vững đức tin vào Thiên Chúa.
Tổng đốc Bắc Ninh sau một ngày hỏi cung các chứng nhân, đã đệ đơn vào triều đình xin được xử trảm đạo trưởng Nguyễn Văn Tự, cùng với lương y Hoàng Lương Cảnh. Nhưng nhà vua phúc đáp tất cả phải được tra hỏi lại, nếu bỏ đạo sẽ được tha, nếu không sẽ phải chết hết.
Ngày 9 tháng 8, cha Phêrô và các bạn lại được kêu ra tòa. Trong một gian nhà rộng lớn, một bên là Thánh giá đặt dưới đất, một bên là những dụng cụ khổ hình, quan tổng đốc chủ sự phiên tòa, khi thì tỏ ra mềm dẻo để dụ dỗ, khi thì nổi nóng để đe dọa, bắt các chứng nhân lần lượt bước qua Thánh giá.
Trước hết, quan ôn tồn bảo cha Phêrô Tự bước qua ảnh thánh, ông nói ông thực tình không muốn kết án cha, và muốn cha sống những ngày tháng còn lại được an nhàn lúc tuổi già. Bằng một giọng khiêm tốn, vị mục tử trả lời : “là một linh mục trong đạo, không lẽ tôi lại phạm tội nặng như thế, để rồi không ai có thể tha cho tôi được. Bẩm quan, tôi không dám đâu”. Quan nói “ông không muốn thì thôi, sẽ không ai làm phiền ông”.
Tòa án phúc trình kết quả vào triều đình. Ngày 02-9-1838 vua Minh Mạng tuyên án như sau : “Đạo trưởng Nguyễn Văn Tự và đạo mục Hoàng Lương Cảnh phải trảm quyết tức khắc, còn năm tên Hà Trọng Mậu, Bùi Văn Úy, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Mới và Nguyễn Văn Vinh phải giam giữ cẩn thận, để rồi cùng chịu án nói trên”.
Ngày 05-9-1838, bản án ra tới Bắc Ninh, các quan tuân lệnh thi hành. Cha Phêrô và cụ Giuse được dẫn đi xử, tỏ ra vui mừng lắm, cha luôn tươi cười nói hớn hở chào tạm biệt các đồng bạn và hứa hẹn gặp nhau trên Thiên Đàng. Cha lấy áo dòng trắng ra mặc. Bộ áo trắng lộng lẫy của cha dòng gây sự chú ý cho mọi người, khi quan hỏi ý nghĩa về bộ áo, cha nói : “Đây là bộ áo một dòng tu lớn trong Giáo hội mà tôi hân hạnh là phần tử, màu trắng chỉ sự trinh khiết mà chúng tôi yêu quý nhất, màu đen chỉ đức thanh bần mà chúng tôi phải sống suốt đời”. Rồi cha cầm tượng Chúa Chuộc tội đeo trên mình, nói tiếp : “Còn đây là Đấng Cứu Thế, Người đã phải đóng đinh vì tội thiên hạ, nên hôm nay cũng vì Danh Người mà tôi bằng lòng chịu chết. Vậy quan cho phép tôi được mang bộ áo này, cầm theo tượng thánh khi đi xử”. Quan không nói gì, tỏ ý đồng ý cho cha mặc lấy bộ áo dòng trong lúc chết.
Trên đường đến pháp trường, binh lính xếp hàng đi hai bên. Cha Phêrô ngồi chung một cũi với cụ trùm, tay cầm tượng Chúa Chuộc tội. Cha và cụ trùm như hai vị sứ giả Tin Mừng đang hiên ngang đi vào cõi chết, nét mặt cha luôn thể hiện niềm tự hào, niềm hạnh phúc nếu được chết vì Danh Chúa. Cha cùng với cụ trùm bắt đầu đọc kinh cầu chiu nạn. Khi đến nơi, hai đấng được quỳ trên hai chiếc chiếu được đặt sẵn, và hai lý hình thực hiện bản án độc án của triều đình. Mọi người chen nhau thấm lấy máu của hai đấng anh hùng. Một viên quan lượm được tượng Chúa chuộc tội của cha Tự, đưa về tặng cho cha Hermosila Vọng. Xác thánh cha Phêrô bị giáo dân và lương dân tranh nhau, giáo dân phải bỏ 60 lạng bạc để chuộc, đem về an táng tại họ Nghĩa Vụ thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Người anh hùng của Chúa đã một mực phó thác trọn vẹn cho bàn tay Chúa Quan Phòng, và tin tưởng tuyệt đối. Hạnh phúc nếu được chết vì Danh Thánh Chúa. Ngài hưởng 42 tuổi đời nơi dương thế.
Sáng ngày 29-6-1838, cha Phêrô Tự vừa dâng thánh lễ xong, bất ngờ bọn lính kéo đến, cha được anh em bổn đạo đưa lánh sang làng bên. Nhưng bọn lính lục soát tìm thấy áo lễ và chén thánh của cha, chúng tập họp dân chúng để tra khảo. Nhiều người giáo dân bị đánh đập nhưng vẫn không khai chỗ ở của cha Phêrô, đến lượt ông lang Ninh mới bị dọa đánh, thì ông đã vội vã khai nộp cha. Vì các quan nghe báo cáo danh tiếng Trùm Vọng (tên của cha Hermosila Liêm trước ngày tấn phong giám mục) đã bỏ tỉnh Đông sang tỉnh Bắc. Cả tỉnh bắc đại náo về cuộc truy lùng người đứng đầu sổ này của triều đình. Bọn lính đến vây kín làng Kẻ Mốt, nhưng cha Vọng đã nhanh chân quay về tỉnh Đông. Và bù lại, chúng bắt được cha Phêrô Tự. Cùng bị bắt chung với cha Phêrô là thầy giảng Đaminh Úy. Chúng dẫn cha đến huyện Lương Tài. Quan huyện ngỏ ý muốn tiền chuộc, nhưng cha bình tĩnh trả lời : “Đối với tôi, bị bắt vì đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có, nếu làm phiền hà các giáo hữu, thì tôi lại càng không muốn.”
Ngày hôm sau, cha Phêrô được gọi đến văn phòng tòa án, để khai tên các thừa sai mà cha biết. Song, cha đứng im lặng không nói gì, bấy giờ trong số nhân viên tòa án có tên Tôn, một người bội giáo, nói một cách xấc láo “Ông phải khai tất cả, nếu không sẽ phải ăn đòn”. Cha đáng kính mắng lại “Mày có quyền gì mà đánh tao, cứ để tao gặp quan, mày sẽ biết”. Tên Tôn tức giận dẫn cha đến tòa án, nhưng để trả thù, hắn bắt cha phải đứng ngoài sân dưới ánh nắng gắt của mùa hè. Khi quan đến, cha Phêrô được mời vào, ngồi chiếu tử tế. Bằng một giọng nói ôn tồn lịch sự, quan yêu cầu cha khai tên các giáo sĩ trong địa phận. Cũng bằng một giọng điệu lịch sự ôn tồn, cha thong thả khai tên hai đức cha và bảy nhà truyền giáo, quan nghe được mừng lắm. Đến sau mới biết các vị được nêu ra thì đã bị bắt cả.
Trong lúc cha và quan án nói chuyện với nhau vui vẻ, thì lính dẫn đến một thày giảng tên là Phanxicô Savie Mậu. Khi cha Phêrô bị bắt thì thày đang ở giáo xứ Kẻ Mốt. Được tin cha bị bắt, thày lên tỉnh để mong tìm tin tức. Giáo dân gửi thày trọ ở nhà một người lương ở bên kia sông, nghĩ rằng lính ẽ không dám khám xét. Ai ngờ chính chủ nhà lại đi báo quan để kiếm tiền thưởng. Thày được dẫn đến Bắc Ninh quan hỏi thầy là ai? Thày đáp : “Bẩm quan, tôi là một môn đệ quan trọng của cha Tự” cha Phêrô nhìn thày làm hiệu bảo đừng khai rõ, để còn có thể chuộc được, nhưng thày nói nhỏ với cha : “xin cha thương con, nhận con làm môn đệ cha, để con cũng được chết vì đạo”.
Ngày 10 tháng 7, cha Phêrô Tự lại phải ra tòa một lần nữa. Lần này quan bảo cha cắt nghĩa các đồ thờ, chén thánh và áo lễ, những thứ đó bọn lính đã tịch thu được ở Kẻ Mốt. Cha nắm lấy cơ hội, giảng đạo lý Công giáo cho các quan nghe, cha say sưa nói về ý nghĩa của những đồ thánh mà chúng đã thu khi đến bắt cha như bài giảng huấn, bài giáo lý dành cho bổn đạo. Song một tin làm cha hết sức buồn rầu, khi nghe quan án báo tin cho biết : hai ngày nữa sẽ gọi các tín đồ bị bắt ra tòa, để mọi người bước qua thánh giá, vì có nhiều người bằng lòng xuất giáo. Khi trở về ngục, suốt 2 ngày liền, cha khuyên bảo mọi người can đảm giữ vững đức tin bằng cầu nguyện và ăn năn sám hối. Đến ngày ra tòa, quả nhiên ba trong bốn ông trùm xứ đều bước qua thánh giá, chấp nhận khoá quá, duy chỉ có cụ già 75 tuổi, tức là lương y Giuse Hoàng Lương Cảnh, là một thành viên của hội dòng Ba Đaminh, cũng là đầu mục làng Thổ Hạ là kiên quyết không bước qua thập tự, giữ vững đức tin vào Thiên Chúa.
Tổng đốc Bắc Ninh sau một ngày hỏi cung các chứng nhân, đã đệ đơn vào triều đình xin được xử trảm đạo trưởng Nguyễn Văn Tự, cùng với lương y Hoàng Lương Cảnh. Nhưng nhà vua phúc đáp tất cả phải được tra hỏi lại, nếu bỏ đạo sẽ được tha, nếu không sẽ phải chết hết.
Ngày 9 tháng 8, cha Phêrô và các bạn lại được kêu ra tòa. Trong một gian nhà rộng lớn, một bên là Thánh giá đặt dưới đất, một bên là những dụng cụ khổ hình, quan tổng đốc chủ sự phiên tòa, khi thì tỏ ra mềm dẻo để dụ dỗ, khi thì nổi nóng để đe dọa, bắt các chứng nhân lần lượt bước qua Thánh giá.
Trước hết, quan ôn tồn bảo cha Phêrô Tự bước qua ảnh thánh, ông nói ông thực tình không muốn kết án cha, và muốn cha sống những ngày tháng còn lại được an nhàn lúc tuổi già. Bằng một giọng khiêm tốn, vị mục tử trả lời : “là một linh mục trong đạo, không lẽ tôi lại phạm tội nặng như thế, để rồi không ai có thể tha cho tôi được. Bẩm quan, tôi không dám đâu”. Quan nói “ông không muốn thì thôi, sẽ không ai làm phiền ông”.
Tòa án phúc trình kết quả vào triều đình. Ngày 02-9-1838 vua Minh Mạng tuyên án như sau : “Đạo trưởng Nguyễn Văn Tự và đạo mục Hoàng Lương Cảnh phải trảm quyết tức khắc, còn năm tên Hà Trọng Mậu, Bùi Văn Úy, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Mới và Nguyễn Văn Vinh phải giam giữ cẩn thận, để rồi cùng chịu án nói trên”.
Ngày 05-9-1838, bản án ra tới Bắc Ninh, các quan tuân lệnh thi hành. Cha Phêrô và cụ Giuse được dẫn đi xử, tỏ ra vui mừng lắm, cha luôn tươi cười nói hớn hở chào tạm biệt các đồng bạn và hứa hẹn gặp nhau trên Thiên Đàng. Cha lấy áo dòng trắng ra mặc. Bộ áo trắng lộng lẫy của cha dòng gây sự chú ý cho mọi người, khi quan hỏi ý nghĩa về bộ áo, cha nói : “Đây là bộ áo một dòng tu lớn trong Giáo hội mà tôi hân hạnh là phần tử, màu trắng chỉ sự trinh khiết mà chúng tôi yêu quý nhất, màu đen chỉ đức thanh bần mà chúng tôi phải sống suốt đời”. Rồi cha cầm tượng Chúa Chuộc tội đeo trên mình, nói tiếp : “Còn đây là Đấng Cứu Thế, Người đã phải đóng đinh vì tội thiên hạ, nên hôm nay cũng vì Danh Người mà tôi bằng lòng chịu chết. Vậy quan cho phép tôi được mang bộ áo này, cầm theo tượng thánh khi đi xử”. Quan không nói gì, tỏ ý đồng ý cho cha mặc lấy bộ áo dòng trong lúc chết.
Trên đường đến pháp trường, binh lính xếp hàng đi hai bên. Cha Phêrô ngồi chung một cũi với cụ trùm, tay cầm tượng Chúa Chuộc tội. Cha và cụ trùm như hai vị sứ giả Tin Mừng đang hiên ngang đi vào cõi chết, nét mặt cha luôn thể hiện niềm tự hào, niềm hạnh phúc nếu được chết vì Danh Chúa. Cha cùng với cụ trùm bắt đầu đọc kinh cầu chiu nạn. Khi đến nơi, hai đấng được quỳ trên hai chiếc chiếu được đặt sẵn, và hai lý hình thực hiện bản án độc án của triều đình. Mọi người chen nhau thấm lấy máu của hai đấng anh hùng. Một viên quan lượm được tượng Chúa chuộc tội của cha Tự, đưa về tặng cho cha Hermosila Vọng. Xác thánh cha Phêrô bị giáo dân và lương dân tranh nhau, giáo dân phải bỏ 60 lạng bạc để chuộc, đem về an táng tại họ Nghĩa Vụ thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Người anh hùng của Chúa đã một mực phó thác trọn vẹn cho bàn tay Chúa Quan Phòng, và tin tưởng tuyệt đối. Hạnh phúc nếu được chết vì Danh Thánh Chúa. Ngài hưởng 42 tuổi đời nơi dương thế.
(Cha Phêrô Nguyễn Văn Tự)
Thánh Fanxicô Savie Hà Trọng Mậu – thày giảng
Thánh Đaminh Bùi Văn Úy – thày giảng
Thánh Tôma Nguyễn Văn Đệ – thợ may
Thánh Augustinô Nguyễn Văn Mới – lao công
Thánh Têphanô Nguyễn Văn Vinh – tá điền
Thánh Đaminh Bùi Văn Úy – thày giảng
Thánh Tôma Nguyễn Văn Đệ – thợ may
Thánh Augustinô Nguyễn Văn Mới – lao công
Thánh Têphanô Nguyễn Văn Vinh – tá điền
Sau cái chết của cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, năm chứng nhân trên còn lại trong ngục thì buồn rầu lắm, chỉ mong ngày được theo bước chân của cha Phêrô. Thầy Fanxicô Mậu trở thành người hướng dẫn và động viên, củng cố đức tin cho 4 anh em đang cùng chung số phận : thày Đaminh Úy ; Tôma Đệ ; Augustinô Mới ; Têphanô Vinh.
Thày Fanxicô Savie Hà Trọng Mậu sinh năm 1790 tại Kẻ Diền – tỉnh Thái Bình. Mậu được cha mẹ cho đi tu, lên chức thày giảng, vào dòng Ba Đaminh, đã đi giúp nhiều giáo xứ trước khi bị bắt, thày có một kiến thức giáo lý khá vững chắc. Khi cha Tự bị bắt, lúc này thày đang giúp cho họ Nội thuộc giáo xứ Kẻ Mốt. Được tin cha Tự bị bắt, thày lên tỉnh Bắc Ninh để dò xét tin tức. Thày được giáo hữu cho trú nhờ nhà của một lương dân. Ai ngờ chính chủ nhà đi báo, và rồi thày cũng bị bắt và dẫn lên trên tòa án cùng lúc gặp cha Phêrô tại tòa án. Cha muốn cứu thày, nên làm hiệu để cho thày đừng thừa nhận quen biết cha, nhưng ngược lại, thày tự xưng danh và muốn được chết cùng cha cho trọn đức tin. Thày mạnh dạn xưng mình là thày dạy giáo lý, và là tôi tớ của Đức Chúa trời, và là người môn đệ trung tín với cha Phêrô. Thày không sợ bất cứ hình phạt nào, luôn miệng động viên bốn anh em cùng chung với thày hãy tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, và thày mong ước sớm được đi gặp lại cha Phêrô Tự.
Thày Đaminh Bùi Văn Úy sinh năm 1812 tại họ Tiền Môn, giáo xứ Kẻ Rèm – Thái Bình. Từ bé thày Úy sống trong nhà xứ với cha Phêrô Tự, được học lên chức thày giảng và gia nhập dòng Ba Đaminh. Thày là cánh tay rất đắc lực của cha Tự trong công cuộc truyền giáo. Thày dạy giáo lý cho tân tòng, thăm viếng bệnh nhân, giúp đỡ những người nghèo túng, tự mình đào hầm để cho cha xứ trú ẩn. Hầm trú ẩn thày làm 2 ngăn : ngăn trong dành cho cha xứ, ngăn bên ngoài thì thày ở để canh gác. Thày nói : “nếu các quan tìm bắt, tôi sẽ ra trước nộp mình để cha khỏi bị bắt, đặng tiếp tục phục vụ anh chị em”. Nhưng quan quân đã bắt được thày và cả cha Phêrô trong cùng một ngày. Cha Tự muốn cứu thày, nhưng thày lại mạnh dạn nói : “xin cha cứ nói con là thày giảng, may ra con được tử đạo với cha”. Với lời kiên quyết, và niềm tin vào Thiên Chúa, thày mong muốn cùng được chết như cha Phêrô Tự, để được Chúa đón thày vào nơi cuộc sống vĩnh hằng.
Ba anh chàng giáo dân cùng quê ở làng Bồ Trang, giáo xứ Bồ Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vì cuộc sống kiếm kế sinh nhai, ba anh đã theo di dân lên tỉnh Bắc lập nghiệp tại làng Đức Trai, giáo xứ Kẻ Mốt.
Tôma Nguyễn Văn Đệ sinh năm 1811 làm nghề thợ may, anh gia nhập Dòng Ba Đaminh, và nhiệt tình phục vụ giáo xứ Kẻ Mốt với tài năng may vá của anh : may cờ quạt, các đồ trang trí trong nhà thờ đều do bàn tay khéo léo của anh tạo ra và trang hoàng rất đẹp. Anh lập gia đình và có được ba người con. Khi bị bắt, vợ đến thăm, khóc lóc. Anh nói an ủi vợ : “Đừng khóc mình ơi, mình hãy về dạy dỗ các con nên người, dạy chúng thờ phượng Chúa. Tôi đã dâng mình và các con cho Chúa. Nhớ cầu xin Chúa cho tôi thêm sức mạnh, để kiên trì tới cùng”. Lời an ủi vợ, cũng chính là lời tự động viên bản thân, anh quyết tâm trung thành giữ đức tin vào Chúa, và phó thác hoàn toàn nơi sự Quan Phòng của Ngài.
Augusutinô (Âutinh) Nguyễn Văn Mới, sinh năm 1806 trong một gia đình nông dân ngoại đạo. Đến tuổi trưởng thành anh đến lập nghiệp ở giáo xứ Kẻ Mốt với nghề lao công (làm thuê, làm mướn) bằng sức lao động nơi anh. Được tiếp xúc với những tín hữu của giáo xứ Kẻ Mốt, anh cảm thấy có cảm tình, yêu mến đạo và xin theo học giáo lý. Năm 31 tuổi, anh được cha Phêrô Tự rửa tội và đặt tên thánh cho anh là Aâutinh. Từ đó anh sống đạo rất tốt, siêng năng đọc kinh Mân Côi, gia nhập dòng Ba Đaminh. Anh cũng có gia đình, nhưng vợ chồng anh rất nghèo, suốt ngày chỉ có đi làm thuê làm mướn để kiếm miếng cơm manh áo. Có ngày anh đi làm cho đến tận khuya mới về. Với sự trở lại, anh tin tưởng vào Thiên Chúa vào tình yêu của Ngài, anh sẵn sàng bằng lòng bước theo Chúa bằng con đường khổ hình, để minh chứng đức tin Kitô giáo mà anh đã lĩnh thụ.
Têphanô Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1813, anh sống cảnh độc thân và nghèo túng, phải sống trong một gia đình ngoại đạo làm tá điền. Anh có tính tình đơn sơ, chất phát, thật thà và rất khỏe mạnh. Sự ham thích học hỏi của anh đã dẫn anh đến với các lớp học giáo lý, là nơi mà anh học đánh vần từng chữ, và học kinh bổn theo lối truyền khẩu. Những gì anh học được trong lớp giáo lý, anh đem ra thực hành trong cuộc sống của chính anh, dầu vậy anh vẫn chưa được rửa tội. Khi bị bắt, anh chỉ là một dự tòng. Thế nhưng anh đã tuyên xưng đức tin khi quan bắt anh đạp lên thánh giá. Anh chững chạc nói : “Tôi thà chết chớ không làm điều đó, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là đạo thật” anh được cha Phêrô Tự rửa tội khi đang bị bắt giam trong tù và cùng được khấn dòng Ba Đaminh. Sự nhận biết Chúa đơn sơ, và chất phát đã giúp anh hiểu được Chúa, về đạo thật của Người. Và anh vững vàng khi nói về đức tin của mình vào Thiên Chúa.
Vào đêm thứ ba, từ khi cha Phêrô được phúc tử đạo, trong lúc năm người đang quỳ gối cầu nguyện, thì thấy cha Phêrô hiện ra an ủi : “Các con đừng buồn, vì chắc chắn các con sẽ được chết vì đạo, song các con còn phải qua một thời gian thử thách nữa, để xứng đáng được phúc trọng này”. Dù mơ hay thật, năm người từ đây thôi khỏi buồn phiền, được thêm lòng can đảm và sẵn sàng chịu mọi gian khổ trong những ngày chờ đợi. Dưới sự điều hành của thày Mậu, bốn hội viên dòng Ba Đaminh chia nhau tiếp tục gặp gỡ các bạn tù, giới thiệu với họ về Thiên Chúa. Cắt nghĩa giáo lý, đạo của Chúa, rồi dẫn họ đến gặp thày Mậu để lãnh nhận bí tích Rửa tội. Trong hồ sơ tuyên thánh, cha Huân đã dựa theo các bức thư của thày, làm chứng rằng : “thày Mậu vẫn dạy giáo lý cho các tù nhân, và rửa tội được 44 người. Trong đó, một tử tội tên Hưng mới học đạo một tháng thì đến ngày xử, anh xin quan hoãn lại ít giờ để anh được rửa tội, sau đó Hưng vui vẻ ra pháp trường.” Trong ngục tù giờ đây trở thành nguyện đường, hàng ngày vang lên những lời chúc tụng Thiên Chúa, lời cầu nguyện cho giáo hội và cho mọi người mọi giới được đầy tràn ơn lành của Chúa. Họ liên lủy cầu nguyện thật sốt sắng, bất chấp có lính canh hay không, việc cầu nguyện đối với họ không thể thiếu.
Ngày 19-8-1839, năm chứng nhân được kêu ra tòa, vẫn có ảnh thánh đặt dưới đất một bên, và bên kia là những dụng cụ tra tấn. Quan hỏi : “Các anh đã phải giam cầm lâu ngày, chịu khổ nhiều rồi, bây giờ bỏ đạo đi, thì sẽ được trở về với gia đình, với vợ con. Các anh tính sao ?” thày Mậu thay cho anh em trả lời : “Chúng tôi đã quyết một điều là trung thành với Chúa chúng tôi thờ. Nếu quan bảo chặt đầu chúng tôi, hay chúng tôi phải chết cách nào khác, chúng tôi đã sẵn sàng”. Quan nghe vậy, thì tức giận, quát lính lôi các vị qua thập giá. Tất cả đều quỳ xuống đất phục trên ảnh thánh nguyện rằng : “Lạy Chúa, xin cứu con”. Quan thất vọng, lệnh cho lính dẫn các chứng nhân trung thành về ngục : “bọn này không thể tha được, mà thật chúng cũng chẳng thèm được tha”.
Ngày 24-11-1839, năm người tôi trung của Chúa lại phải ra tòa một lần nữa. Quang cảnh cũng như lần trước, và các tôi tớ Chúa vẫn một mực cương quyết không chịu khóa quá (khoá quá, xuất giáo : đều có nghĩa là chối bỏ đạo). Lần này, quan tuyên bố nhà vua đã kết án xử tử tất cả, song tòa án còn có thể thay đổi được, nếu các “tội nhân” bằng lòng xuất giáo. Thày Fanxicô Savie thay mặt cho tất cả trả lời : “Chúng tôi chỉ tôn thờ một Thiên Chúa là Chúa tể vũ trụ và là cùng đích muôn loài, là Chúa trên hết các Chúa, là Vua trên hết các vua, là Đấng chúng tôi mong được đổ máu ra để tỏ lòng thành và yêu mến”. Lời nói của vị anh hùng tử đạo làm cho quan tực giận quát tháo : “Chúng bay là thứ người gì mà ăn nói kỳ quặc vậy ? Bố mẹ nào đã sinh ra chúng bay ?” Thày Mậu bình tĩnh đáp : “Chúng tôi và cha mẹ chúng tôi đều bởi Thiên Chúa mà làm người”. Quan tức giận vô cùng, song cũng phải chào thua.
Ngày 18-12-1839, các quan nhận được bản án từ triều đình gửi ra, đòi thắt cổ năm người. Một lần cuối cùng, quan hỏi các chứng nhân có muốn khóa quá để được tha không, thì thày Mậu lại tiếp tục trả lời thay cho anh em : “Đã từ lâu, anh em chúng tôi, như những con nai khát nước, chỉ ước ao được chết vì đạo. Nay đã đến giờ chúng tôi đạt được sự mong ước ấy, xin quan cứ thi hành bản án”. Biết không thể nào làm lay chuyển ý chí sắt đá của những anh hùng đức tin, quan nói một lời như từ biệt rằng : “Chúng bay có tội đáng phải chết”. Rồi ông viết tấm bảng nhỏ, cho lính cầm khi dẫn các đấng đi xử, những lời sau đây : “Bọn ngu dại theo Datô tả đạo, mặc dầu đã khuyên răn sửa phạt, chúng vẫn ngoan cố không chịu bước qua thập tự, nay chúng phải chịu hình giảo”.
Ngày hôm sau, tức ngày 19-12-1839, năm chiến sĩ đức tin được dẫn tới pháp trường. Thày Fanxicô Savie Mậu đi đầu, tất cả tỏ ra vui mừng hoan hỉ và rất can đảm. Thấy đám đông hiếu kỳ đi theo, thày Mậu ngửa mặt lên trời, nói với họ rằng : “Anh em chúng tôi đang tiến về Thiên đàng đây”. Khi tới nơi, nơi đã xử cha Phêrô cách đây 1 năm 3 tháng, mỗi vị chứng nhân chịu trói vào một cọc, rồi cùng một lúc, cả năm vị bị thắt cổ cho đến khi tắt thở. Giáo dân lập mưu lấy được thi hài của các anh hùng tử đạo, đem chôn táng trong một nghĩa trang. Ba năm sau, hài cốt thày Fanxicô Savie Mậu được đưa về an táng tại họ Kẻ La ; thày Đaminh Úy an táng tại Đồng Tiến ; anh Aâutinh Mới an táng tại Phượng Vĩ ; anh Tôma Đệ được an táng tại Phong Cốc ; và anh Têphanô Vinh an táng tại Hương La, tất cả thuộc ở tỉnh Bắc Ninh.
Năm vị anh hùng với đức tin sắc bén, với lòng yêu mến Chúa nồng nàn, đã khao khát sự chết vì chính đạo, chết vì Danh Chúa. Phúc hưởng Thiên đàng vĩnh cửu. Thày Mậu hưởng 49 tuổi, thày Úy hưởng 27 tuổi, anh Đệ hưởng 28 tuổi, anh Mới hưởng 33 tuổi, anh Vinh hưởng 26 tuổi.
Thày Fanxicô Savie Hà Trọng Mậu sinh năm 1790 tại Kẻ Diền – tỉnh Thái Bình. Mậu được cha mẹ cho đi tu, lên chức thày giảng, vào dòng Ba Đaminh, đã đi giúp nhiều giáo xứ trước khi bị bắt, thày có một kiến thức giáo lý khá vững chắc. Khi cha Tự bị bắt, lúc này thày đang giúp cho họ Nội thuộc giáo xứ Kẻ Mốt. Được tin cha Tự bị bắt, thày lên tỉnh Bắc Ninh để dò xét tin tức. Thày được giáo hữu cho trú nhờ nhà của một lương dân. Ai ngờ chính chủ nhà đi báo, và rồi thày cũng bị bắt và dẫn lên trên tòa án cùng lúc gặp cha Phêrô tại tòa án. Cha muốn cứu thày, nên làm hiệu để cho thày đừng thừa nhận quen biết cha, nhưng ngược lại, thày tự xưng danh và muốn được chết cùng cha cho trọn đức tin. Thày mạnh dạn xưng mình là thày dạy giáo lý, và là tôi tớ của Đức Chúa trời, và là người môn đệ trung tín với cha Phêrô. Thày không sợ bất cứ hình phạt nào, luôn miệng động viên bốn anh em cùng chung với thày hãy tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, và thày mong ước sớm được đi gặp lại cha Phêrô Tự.
Thày Đaminh Bùi Văn Úy sinh năm 1812 tại họ Tiền Môn, giáo xứ Kẻ Rèm – Thái Bình. Từ bé thày Úy sống trong nhà xứ với cha Phêrô Tự, được học lên chức thày giảng và gia nhập dòng Ba Đaminh. Thày là cánh tay rất đắc lực của cha Tự trong công cuộc truyền giáo. Thày dạy giáo lý cho tân tòng, thăm viếng bệnh nhân, giúp đỡ những người nghèo túng, tự mình đào hầm để cho cha xứ trú ẩn. Hầm trú ẩn thày làm 2 ngăn : ngăn trong dành cho cha xứ, ngăn bên ngoài thì thày ở để canh gác. Thày nói : “nếu các quan tìm bắt, tôi sẽ ra trước nộp mình để cha khỏi bị bắt, đặng tiếp tục phục vụ anh chị em”. Nhưng quan quân đã bắt được thày và cả cha Phêrô trong cùng một ngày. Cha Tự muốn cứu thày, nhưng thày lại mạnh dạn nói : “xin cha cứ nói con là thày giảng, may ra con được tử đạo với cha”. Với lời kiên quyết, và niềm tin vào Thiên Chúa, thày mong muốn cùng được chết như cha Phêrô Tự, để được Chúa đón thày vào nơi cuộc sống vĩnh hằng.
Ba anh chàng giáo dân cùng quê ở làng Bồ Trang, giáo xứ Bồ Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vì cuộc sống kiếm kế sinh nhai, ba anh đã theo di dân lên tỉnh Bắc lập nghiệp tại làng Đức Trai, giáo xứ Kẻ Mốt.
Tôma Nguyễn Văn Đệ sinh năm 1811 làm nghề thợ may, anh gia nhập Dòng Ba Đaminh, và nhiệt tình phục vụ giáo xứ Kẻ Mốt với tài năng may vá của anh : may cờ quạt, các đồ trang trí trong nhà thờ đều do bàn tay khéo léo của anh tạo ra và trang hoàng rất đẹp. Anh lập gia đình và có được ba người con. Khi bị bắt, vợ đến thăm, khóc lóc. Anh nói an ủi vợ : “Đừng khóc mình ơi, mình hãy về dạy dỗ các con nên người, dạy chúng thờ phượng Chúa. Tôi đã dâng mình và các con cho Chúa. Nhớ cầu xin Chúa cho tôi thêm sức mạnh, để kiên trì tới cùng”. Lời an ủi vợ, cũng chính là lời tự động viên bản thân, anh quyết tâm trung thành giữ đức tin vào Chúa, và phó thác hoàn toàn nơi sự Quan Phòng của Ngài.
Augusutinô (Âutinh) Nguyễn Văn Mới, sinh năm 1806 trong một gia đình nông dân ngoại đạo. Đến tuổi trưởng thành anh đến lập nghiệp ở giáo xứ Kẻ Mốt với nghề lao công (làm thuê, làm mướn) bằng sức lao động nơi anh. Được tiếp xúc với những tín hữu của giáo xứ Kẻ Mốt, anh cảm thấy có cảm tình, yêu mến đạo và xin theo học giáo lý. Năm 31 tuổi, anh được cha Phêrô Tự rửa tội và đặt tên thánh cho anh là Aâutinh. Từ đó anh sống đạo rất tốt, siêng năng đọc kinh Mân Côi, gia nhập dòng Ba Đaminh. Anh cũng có gia đình, nhưng vợ chồng anh rất nghèo, suốt ngày chỉ có đi làm thuê làm mướn để kiếm miếng cơm manh áo. Có ngày anh đi làm cho đến tận khuya mới về. Với sự trở lại, anh tin tưởng vào Thiên Chúa vào tình yêu của Ngài, anh sẵn sàng bằng lòng bước theo Chúa bằng con đường khổ hình, để minh chứng đức tin Kitô giáo mà anh đã lĩnh thụ.
Têphanô Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1813, anh sống cảnh độc thân và nghèo túng, phải sống trong một gia đình ngoại đạo làm tá điền. Anh có tính tình đơn sơ, chất phát, thật thà và rất khỏe mạnh. Sự ham thích học hỏi của anh đã dẫn anh đến với các lớp học giáo lý, là nơi mà anh học đánh vần từng chữ, và học kinh bổn theo lối truyền khẩu. Những gì anh học được trong lớp giáo lý, anh đem ra thực hành trong cuộc sống của chính anh, dầu vậy anh vẫn chưa được rửa tội. Khi bị bắt, anh chỉ là một dự tòng. Thế nhưng anh đã tuyên xưng đức tin khi quan bắt anh đạp lên thánh giá. Anh chững chạc nói : “Tôi thà chết chớ không làm điều đó, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là đạo thật” anh được cha Phêrô Tự rửa tội khi đang bị bắt giam trong tù và cùng được khấn dòng Ba Đaminh. Sự nhận biết Chúa đơn sơ, và chất phát đã giúp anh hiểu được Chúa, về đạo thật của Người. Và anh vững vàng khi nói về đức tin của mình vào Thiên Chúa.
Vào đêm thứ ba, từ khi cha Phêrô được phúc tử đạo, trong lúc năm người đang quỳ gối cầu nguyện, thì thấy cha Phêrô hiện ra an ủi : “Các con đừng buồn, vì chắc chắn các con sẽ được chết vì đạo, song các con còn phải qua một thời gian thử thách nữa, để xứng đáng được phúc trọng này”. Dù mơ hay thật, năm người từ đây thôi khỏi buồn phiền, được thêm lòng can đảm và sẵn sàng chịu mọi gian khổ trong những ngày chờ đợi. Dưới sự điều hành của thày Mậu, bốn hội viên dòng Ba Đaminh chia nhau tiếp tục gặp gỡ các bạn tù, giới thiệu với họ về Thiên Chúa. Cắt nghĩa giáo lý, đạo của Chúa, rồi dẫn họ đến gặp thày Mậu để lãnh nhận bí tích Rửa tội. Trong hồ sơ tuyên thánh, cha Huân đã dựa theo các bức thư của thày, làm chứng rằng : “thày Mậu vẫn dạy giáo lý cho các tù nhân, và rửa tội được 44 người. Trong đó, một tử tội tên Hưng mới học đạo một tháng thì đến ngày xử, anh xin quan hoãn lại ít giờ để anh được rửa tội, sau đó Hưng vui vẻ ra pháp trường.” Trong ngục tù giờ đây trở thành nguyện đường, hàng ngày vang lên những lời chúc tụng Thiên Chúa, lời cầu nguyện cho giáo hội và cho mọi người mọi giới được đầy tràn ơn lành của Chúa. Họ liên lủy cầu nguyện thật sốt sắng, bất chấp có lính canh hay không, việc cầu nguyện đối với họ không thể thiếu.
Ngày 19-8-1839, năm chứng nhân được kêu ra tòa, vẫn có ảnh thánh đặt dưới đất một bên, và bên kia là những dụng cụ tra tấn. Quan hỏi : “Các anh đã phải giam cầm lâu ngày, chịu khổ nhiều rồi, bây giờ bỏ đạo đi, thì sẽ được trở về với gia đình, với vợ con. Các anh tính sao ?” thày Mậu thay cho anh em trả lời : “Chúng tôi đã quyết một điều là trung thành với Chúa chúng tôi thờ. Nếu quan bảo chặt đầu chúng tôi, hay chúng tôi phải chết cách nào khác, chúng tôi đã sẵn sàng”. Quan nghe vậy, thì tức giận, quát lính lôi các vị qua thập giá. Tất cả đều quỳ xuống đất phục trên ảnh thánh nguyện rằng : “Lạy Chúa, xin cứu con”. Quan thất vọng, lệnh cho lính dẫn các chứng nhân trung thành về ngục : “bọn này không thể tha được, mà thật chúng cũng chẳng thèm được tha”.
Ngày 24-11-1839, năm người tôi trung của Chúa lại phải ra tòa một lần nữa. Quang cảnh cũng như lần trước, và các tôi tớ Chúa vẫn một mực cương quyết không chịu khóa quá (khoá quá, xuất giáo : đều có nghĩa là chối bỏ đạo). Lần này, quan tuyên bố nhà vua đã kết án xử tử tất cả, song tòa án còn có thể thay đổi được, nếu các “tội nhân” bằng lòng xuất giáo. Thày Fanxicô Savie thay mặt cho tất cả trả lời : “Chúng tôi chỉ tôn thờ một Thiên Chúa là Chúa tể vũ trụ và là cùng đích muôn loài, là Chúa trên hết các Chúa, là Vua trên hết các vua, là Đấng chúng tôi mong được đổ máu ra để tỏ lòng thành và yêu mến”. Lời nói của vị anh hùng tử đạo làm cho quan tực giận quát tháo : “Chúng bay là thứ người gì mà ăn nói kỳ quặc vậy ? Bố mẹ nào đã sinh ra chúng bay ?” Thày Mậu bình tĩnh đáp : “Chúng tôi và cha mẹ chúng tôi đều bởi Thiên Chúa mà làm người”. Quan tức giận vô cùng, song cũng phải chào thua.
Ngày 18-12-1839, các quan nhận được bản án từ triều đình gửi ra, đòi thắt cổ năm người. Một lần cuối cùng, quan hỏi các chứng nhân có muốn khóa quá để được tha không, thì thày Mậu lại tiếp tục trả lời thay cho anh em : “Đã từ lâu, anh em chúng tôi, như những con nai khát nước, chỉ ước ao được chết vì đạo. Nay đã đến giờ chúng tôi đạt được sự mong ước ấy, xin quan cứ thi hành bản án”. Biết không thể nào làm lay chuyển ý chí sắt đá của những anh hùng đức tin, quan nói một lời như từ biệt rằng : “Chúng bay có tội đáng phải chết”. Rồi ông viết tấm bảng nhỏ, cho lính cầm khi dẫn các đấng đi xử, những lời sau đây : “Bọn ngu dại theo Datô tả đạo, mặc dầu đã khuyên răn sửa phạt, chúng vẫn ngoan cố không chịu bước qua thập tự, nay chúng phải chịu hình giảo”.
Ngày hôm sau, tức ngày 19-12-1839, năm chiến sĩ đức tin được dẫn tới pháp trường. Thày Fanxicô Savie Mậu đi đầu, tất cả tỏ ra vui mừng hoan hỉ và rất can đảm. Thấy đám đông hiếu kỳ đi theo, thày Mậu ngửa mặt lên trời, nói với họ rằng : “Anh em chúng tôi đang tiến về Thiên đàng đây”. Khi tới nơi, nơi đã xử cha Phêrô cách đây 1 năm 3 tháng, mỗi vị chứng nhân chịu trói vào một cọc, rồi cùng một lúc, cả năm vị bị thắt cổ cho đến khi tắt thở. Giáo dân lập mưu lấy được thi hài của các anh hùng tử đạo, đem chôn táng trong một nghĩa trang. Ba năm sau, hài cốt thày Fanxicô Savie Mậu được đưa về an táng tại họ Kẻ La ; thày Đaminh Úy an táng tại Đồng Tiến ; anh Aâutinh Mới an táng tại Phượng Vĩ ; anh Tôma Đệ được an táng tại Phong Cốc ; và anh Têphanô Vinh an táng tại Hương La, tất cả thuộc ở tỉnh Bắc Ninh.
Năm vị anh hùng với đức tin sắc bén, với lòng yêu mến Chúa nồng nàn, đã khao khát sự chết vì chính đạo, chết vì Danh Chúa. Phúc hưởng Thiên đàng vĩnh cửu. Thày Mậu hưởng 49 tuổi, thày Úy hưởng 27 tuổi, anh Đệ hưởng 28 tuổi, anh Mới hưởng 33 tuổi, anh Vinh hưởng 26 tuổi.
Chia tay giáo họ Cổ Pháp, ngược dòng sông Như Nguyệt để bước theo những bước chân của nhà truyền giáo. Đoàn đang đi ngang qua giáo xứ Yên Tập. Giáo xứ Yên tập hiện nay có khoảng 520 nhân danh, gồm các họ: Minh Đức, Đông Hương. Giáo xứ Núi Ô có khoảng 1,230 nhân danh, gồm: họ nhà xứ Núi Ô và Sơn Thủy. Tổng cộng: 1750 nhân danh. Nơi đây thuộc vùng nông thôn nghèo.
Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàn, cha xứ Yên Tập, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Tuân, Ban Hành Giáo cùng giáo dân đứng bên bờ sông chào đón phái đoàn đi ngang qua.
Vào lúc 11 giờ 30, đoàn đi qua quê hương của hai Thánh Tử Đạo, Phê rô Phan Văn Luật và Phê rô Phan Văn Tú, thuộc giáo họ Xuân thủy – Giáo xứ Xuân Hòa. Giáo họ Xuân Thủy vẫn còn lưu giữ mộ của hai Thánh Tử Đạo.
Lúc này là 13 giờ 30, đoàn đang đi qua giáo xứ Xuân Hòa, giáo họ Đáp Cầu – Giáo xứ Bắc Ninh.
Giáo xứ Xuân Hòa nay thuộc xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Theo lịch sử từ đời Vua Gia Long cho đến năm 1820, dân Xuân Hòa còn thuộc về nhất xã Lục giáp: giáp Ngư Đại là giáp trưởng, giáp Công Cối thứ 2, giáp Xuân Bình thứ 3, giáp Đông Cả thứ 4, giáp Hội Đông thứ 5 và giáp Đài Giáp thứ 6. Tất cả cùng sống chung với nhau.
Tuy sống chung với nhau, nhưng lương và giáo thường xảy ra những chuyện xích mích, phức tạp, cãi cọ nhau. Do vậy, dân làng cảm thấy rất phiền lòng, nên toàn dân đã cùng hội họp, bàn thảo, lấy ý kiến các cụ và huynh trưởng để soạn thảo đơn, họa sơ đồ, đường đi phân ra ranh giới, và xin biệt xã. Khi đơn và họa đồ đã soạn xong, dân làng cử ông Phó Phác con trai cụ Lang Hậu (Hai cha con cụ đều bị chôn sống vào ngày 04.4.1862) vào tận kinh đô Huế để xin biệt xã. Sau khi xem đơn và họa đồ, vua liền phê vào đơn như ý dân xin, được biệt xã và phân chia ranh giới. Như sơ đồ họa thì nửa đường đi 3,2m về hướng Bắc thuộc giáp Xuân Bình, còn nửa đường đi 3,2m về hướng Nam thuộc về Xuân Hòa (trước là xứ Kẻ Roi – Xuân Lôi). Dân làng ai nấy hết sức vui mừng, phấn khởi. Xin cảm tạ ơn Thiên Chúa muôn trùng.
Từ khi biệt xã, đời sống dân làng bình yên, phấn khởi để tâm hành Đạo và làm ăn. Thời gian trôi, bỗng đâu có tráp của vua đòi bắt 4 vị đầu mục Xuân Hòa lên tỉnh để quan xét hỏi, nhằm ngày 13.12.1859, dưới triều vua Tự Đức. Biết tin, dân làng như sét đánh bên tai. Ai nấy rụng rời chân tay thương cho làng, thương cho 4 ông đầu mục. Chưa khỏi hoang mang, thì ngày 5.8.1861, vua Tự Đức lại ra sắc lệnh phân sáp các làng theo đạo Giatô trên toàn quốc. Dân làng tan tác mỗi người một phương. Cha xa con. Vợ xa chồng. Nhà cửa hoang tàn. Tan nát. Chưa hết, ngày 21.3.1862 vua lại ra lệnh triệu hồi 22 binh lính làng Xuân Hòa lên tỉnh để các quan xét hỏi và bị ép bước qua Thánh Giá. Tuy nhiên, 4 vị đầu mục và 22 binh lính Xuân Hòa đã can đảm chấp nhận bị chôn sống cùng gần 100 vị đầu mục khác, để bảo vệ Đức tin chứ không dám bước qua Thánh Giá, đúng mùa Hoa gạo năm 1862, nhằm ngày 04.4. Nhâm Tuất. Sau đó, theo lệnh của Đức Đại Diện Tông Tòa, thi thể các ngài được khai quật, khâm liệm và được chuyển về chôn cất tại Nhà thờ Xuân Hòa vào năm 1863.
Theo dòng thời gian, những dấu ấn lịch sử còn đó. Hiện nay, khi ghé thăm Xuân Hòa, những ai mới lần đầu tiên đến đây sẽ không khỏi khâm phục và bỡ ngỡ, ngạc nhiên đến thú vị. Trước hết, quí vị sẽ rất khó phân biệt ranh giới giữa các làng: đâu là Ngư Đại, đâu là Xuân Bình và Xuân Hòa. Vì đều là các làng cổ, nên quí vị sẽ có cơ hội khám phá và làm phong phú thêm vốn hiểu biết về các làng cổ nơi đây; đặc biệt các ngôi nhà cổ còn sót lại, đường đi, ngõ ngách, tường bao, cổng ra vào… Hơn thế nữa, khi đến đây, quí vị sẽ được chiêm ngắm ngôi Thánh đường được xây từ năm 1879 do cha Viadé Thanh. Đây là ngôi Nhà thờ cổ kính làm bằng gỗ lim với những hoa văn, họa tiết được trạm trổ cầu kì, tinh xảo. Toàn bộ gian cung thánh rộng lớn được sơn son thiếp vàng với rất nhiều hình ảnh từ Kinh Thánh. Vòm trên trần nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ và được trang trí dưới dạng một bầu trời đầy sao sáng và vầng trăng tròn. Trên mỗi đầu cột lại có vẽ một thiên thần rất đẹp. Bức tượng Chúa chịu nạn trên bàn thờ chính nhà thờ Xuân Hoà chính là pho tượng đã được dùng để bắt các đầu mục Bắc Ninh bước qua trong thời kì cấm Đạo. Trong nhà thờ hiện đang lưu giữ thi hài của 27 vị tử đạo, trong đó 26 vị là những người con của Xuân Hòa. Mặt tiền Nhà thờ đề 4 chữ nho cao 0,60m là «Thánh Giáo Chân Truyền» và vòm cuốn cửa giữa nhà thờ có đề niên hiệu Tự Đức, “Tam thập niên, Thập bát nhật, Thập nguyệt năm tuế thứ Kỷ Mão tạo thành (1879)”. Qua sân nhà thờ, quí vị sẽ tới khu nhà chung rộng lớn với 3 khu nhà cổ kính. Đây là trụ sở Dòng Đaminh dành cho các cha Tây Ban Nha. Cách nhà chung khoảng 300m, phía bên kia Ao Cả, có một khu đất cao xây đá và gạch xung quanh, đó là nền của Nhà thờ dự định xây năm 1931. Qua con đường nhỏ, ngay cạnh nhà chung có Nhà Mụ Dòng Đaminh được xây dựng vào năm 1909 với quy mô lớn và còn tồn tại đến nay, mà ngày nay là Tu Viện Nữ Đaminh Xuân Hoà. Qua các thời kỳ, giáo xứ Xuân Hoà có 14 cha coi sóc. Hiện nay là cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh, người con quê hương Xuân Hòa và cha quản nhiệm Phêrô Nguyễn Văn Thuỷ, OP.
Nhân dịp tròn 150 năm (1862 – 2012) – ngày 26 vị Tổ Tiên Tử Đạo, giáo xứ Xuân Hòa sẽ long trọng tổ chức Lễ Tưởng nhớ các Bậc Tổ Tiên Anh Hùng Tử Đạo vào hai ngày 30.4 và mồng 01.5.2012 tại Nhà thờ Xuân Hòa – Giáo Phận Bắc Ninh. Đây là dịp đặc biệt của quê hương, nên bà con gốc Xuân Hòa, Xuân Bình… đang sinh sống tại Lạc Lâm – Di Linh – Thánh Tâm thuộc giáo phận Đà lạt, và bà con định cư tại Hà Nội, Sài Gòn, Lào Cai, Sapa và nhiều nơi khác sẽ trở về quê cha đất tổ để mừng lễ kính 26 vị Tổ Tiên Tử Đạo được 150 năm. Còn những bà con khác dù không thể về trong dịp này, thì cũng hướng lòng về quê hương bằng lời cầu nguyện và tình thương cụ thể.
Kính xin 26 vị Tổ tiên Xuân Hòa Tử đạo, cầu bầu cho quê hương và dân làng chúng con.
Lúc này là 14 giờ, Đức Cha cùng Quý Cha, Quý Thầy đọc kinh trưa tại pháp trường Cổ Mễ – Bắc Ninh.
Tại pháp trường Cổ Mễ – Bắc Ninh, Cha Phêrô Nguyễn Văn Tự và Cụ trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh cùng chịu phúc tử đạo ngày 05 tháng 09 năm 1838. Ngày 27.05.1900 Đức Lêo XIII suy tôn Cha Phêrô và cụ Giuse lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn hai Ngài lên bậc Hiển thánh cùng với 117 vị Thánh của Việt Nam.
Thuyền cập bến để lên pháp trường Cổ Mễ.
Ngược dòng sông Như Nguyệt, đoàn đang dần tiến tới giáo họ Nguyệt Đức.
Giáo xứ Nguyệt Đức một giáo xứ cách Tòa Giám Mục Bắc Ninh 4km về phía bắc, nơi có tháp Giáo đường xây bằng đá soi bóng xuống dòng sông Như Nguyệt. Nơi cây đa bến nước bốn mùa nước chảy thuyền bè xuôi ngược tấp nập, nơi sơn thủy hữu tình thơ mộng. Nguyệt Đức là một giáo xứ với gần 1000 nhân danh, được thiết lập ngày 13/03/2009 do Đức Tổng Giu-se Ngô Quang Kiệt ký quyết định thiết lập, dưới sự quản nhiệm của Cha Giu-se Nguyễn Đức Hiểu. Cuộc sống mưu sinh xuôi ngược sông nước đời sống đạo và nếp sinh hoạt nơi đây có nhiều đặc trưng, có những thuận lợi, có những khó khăn, có những nét truyền thống tốt, nhưng cũng có những khuyết điểm. Điều gì đã làm nên đặc trưng đời sống theo mỗi chặng đường của Giáo xứ? Giáo xứ đang cần gì trước những biến đổi của đời sống xã hội hôm nay: đâu là những thách đố trong đời sống Đức Tin,…? Đó là những câu khó trả lời một cách đầy đủ, không chỉ riêng cho giáo xứ Nguyệt Đức mà đó cũng là những câu hỏi cần được đặt ra cho mỗi giáo xứ trong nhịp sống xã hội hiện nay. Bài viết này nhằm mục đích khái quát những mốc thăng trầm về Giáo họ- Giáo xứ Nguyệt Đức cho thế hệ tương lai biết nhớ về cội nguồn và có bổn phận sống và lưu truyền gia sản đức tin mà các thế hệ Cha Ông đã để lại. Ước mong bài viết cũng giúp cho người đọc biết thêm về Giáo xứ Nguyệt Đức.
Giáo xứ Nguyệt Đức hình thành vào thời vua Tự Đức ra sắc dụ phân pháp người Công Giáo vào các làng người lương dân năm 1860, một số gia đình Công Giáo gốc Trà Lũ Nội Hoàng thuộc tỉnh Nam Định vì không muốn gia đình phân tán đã lặng lẽ di cư đến Cống Trúc tỉnh Hà Bắc ( Bắc Giang, Bắc Ninh) lập nghiệp, sinh sống bằng nghề chở đò ngang và kiếm cá trên sông.
Đến năm 1869, vua Tự Đức thay đổi thái độ với đạo Công Giáo, nhà vua ra sắc dụ cho phép người Công Giáo tụ họp thành những làng riêng biệt, cấm người lương dân không được nhục mạ, quấy dầy người Công Giáo. Nhưxng gia đình chạy loạn trước đây nay tụ họp lại sống thành làng, góp sức tiền của xây dựng một ngôi nhà nguyện thuộc hạ lưu Cống Trúc. Về sau dân số tăng dần, dân họ đã xây dựng nhà nguyện lơn hơn gần bến Gầm Hạ thuộc xã Dũng Liệt, gần huyện Yên Phong (Bắc Ninh) ngày nay.
Sau này vì công việc chủ yếu là vận chuyển vật liệu và sản phẩm cho làng Thổ Hà nên dân họ đã mua miếng đất tại làng Vạn ( Vạn An, Yên Phong, Bắc Ninh) để đặt nền móng cho ngôi nhà thờ đá năm 1931, cho đến nay ngôi Thánh Đường Nguyệt Đức đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm khác nhau.
Trong những năm chiến tranh, mái nhà thờ bị tháo dỡ vào thời kỳ tiêu thổ kháng chiến. Đến năm 1972 được trùng tu lại, năm 2006 nhân dịp mừng nhà thờ của Giáo xứ 75 năm tuổi, giáo dân đã đóng góp công sức và tài chính lợp lại mái ngói và sửa tháp chuông như hôm nay.
Nhìn lại quá khứ, trước năm 1945, họ đạo Nguyệt Đức thuộc Giáo xứ Đạo Ngạn, một giáo xứ sầm uất và bậc nhất Giáo Phận Bắc Ninh thời bấy giờ. Lúc đó trên địa bàn Giáo xứ có Tiểu Chủng Viện, có Trung tâm chăm sóc các trẻ cơ nhỡ do các Dì Phước phụ trách.
Sau cuộc di cư năm 1954 trong các chuyến Kinh Lý Mục Vụ và ban phép Thêm Sức, Đức Cha Đaminh Hoàng Văn Đoàn đã chấp thuận đề nghị của Dân họ sát nhập Giáo họ Nguyệt Đức vào Giáo xứ Chính Tòa Bắc Ninh. Trong cuộc chiến tranh phá hoại, dân họ Nguyệt Đức đã đóng góp rất nhiều trong việc thu giữ những nguyên vật liệu của Tiểu Chủng Viện: nhà thờ và khu vực Giáo xứ Đạo Ngạn. Số nguyên vật liệu này về sau được sử dụng trùng tu nhà thờ họ Nguyệt Đức và nhiều cơ sở vật chất trong Giáo phận.
Từ số nhân danh nhỏ nhoi của vài ba gia đình chạy loạn đến nay họ đạo, Giáo xứ Nguyệt Đức đã phát triển đến gần 200 hộ gia đình với khoảng gần 1000 nhân danh: chưa kể sự phát triển của hàng chục gia đình di cư sau các năm 1954 và 1975.
Từ chỗ các gia đình hoàn toàn sinh sống trên thuyền nay đã có trên dưới gần 60 gia đình định cư trên bờ. Là một cụm dân cư chủ yếu sinh sống trên sông nước. con thuyền vừa là nhà vừa là phương tiện sinh sống nên việc đọc kinh cầu nguyện chủ yếu được thực hiện trong các gia đình. Mỗi con thuyền trở thành một ngôi nhà nguyện di động: những buổi cầu nguyện đem lại sự bình an cho các gia đình và có tác dụng không nhỏ đối với dân cư sinh sống tai các làng ven sông. Vì luôn gần gũi với thiên nhiên, sống với sông biển nên tính cách của người dân Nguyệt Đức đơn sơ, chất phác, chân tình và cởi mở. Tuy nhiên, việc lấy thuyền làm nhà đã làm cho nhiều thế hệ trong các gia đình không được học hành đến nơi, tới chốn. Đằng khác, vì là phương tiện vận chuyển nên thường xuyên phải được nâng cấp, ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Mặt khác, sống bồng bềnh trôi nổi trên sông nước, neo đậu tại các bến bãi đã tạo nên một lối sống tạm bợ, tùy tiện và cảnh nợ nần chồng chéo. Từ đó phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc tham dự các nghi lễ Phụng Vụ, lĩnh thụ các Bí Tích, khó tổ chức các lớp Giáo lý và học hỏi lời Chúa, hạn chế các giao tiếp xã hội lành mạnh, nảy sinh lối sống gấp gáp, thực dụng và hưởng thụ. Việc một cụm dân cư, thậm chí là một gia đình thuộc địa bàn hành chính của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cũng là một khó khăn không nhỏ cho việc học hành, ổn định và phát triển cuộc sống của các gia đình. Hơn thế nữa, những năm gần đây đời sống kinh tế của Giáo xứ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Công việc vận chuyển ít đi, phương tiện tàu thuyền quá nhỏ, hành trình các chuyến đi xa quê làm ăn ngày một tăng lên. Một số không nhỏ phải đi đến những nơi xa không thuộc lưu vực sông Cầu để làm ăn. Nghệ chủ yếu vẫn là khai thác cát để cung cấp cho các công trình. Công việc khai thác cũng theo thời vụ và lệ thuộc nhiều yếu tố, nhìn chung là vất vả nặng nhọc. Những chuyến đi xa theo công trình khiến cho nhiều gia đình ít có dịp ở quê hương, đời sống đạo phần nào bị mờ nhạt khô klhan, nhất là việc học Giáo Lý và lãnh nhận các Bí Tích.Việc sinh hoạt các hội đoàn cũng như những đóng góp xây dựng cộng đoàn bị hạn chế, đồng thời việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ một cách toàn diện cũng gặp nhiều khó khăn. Các bậc cha mẹ thường thì phải làm ăn xa ít có thời gian quan tâm đúng cách tới việc học hành và giáo dục con cái, nhật là đời sống đức tin. Thường là chỉ khi nào thấy có việc buộc theo lẽ đạo mới thấy xuất hiện ở quê, hay những dịp lễ tết, lễ cưới, rửa tội cho con… những khó khăn trong cuộc sống trôi nổi nay đây mai đó cũng làm nên những đặc trưng của giáo dân nơi đây. Mỗi gia đình, mỗi cá nhân phải bươn trải chèo chống sao cho con thuyền đức tin của gia đình mình, của mình không bị lạc bờ bến yêu thương và không ngừng thăng tiến và phát triển toàn diện. Muốn như thế thì việc định hướng và làm mới kim chỉ nam đời sống cho mỗi người dân xứ là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của xứ đạo.
Đến năm 1869, vua Tự Đức thay đổi thái độ với đạo Công Giáo, nhà vua ra sắc dụ cho phép người Công Giáo tụ họp thành những làng riêng biệt, cấm người lương dân không được nhục mạ, quấy dầy người Công Giáo. Nhưxng gia đình chạy loạn trước đây nay tụ họp lại sống thành làng, góp sức tiền của xây dựng một ngôi nhà nguyện thuộc hạ lưu Cống Trúc. Về sau dân số tăng dần, dân họ đã xây dựng nhà nguyện lơn hơn gần bến Gầm Hạ thuộc xã Dũng Liệt, gần huyện Yên Phong (Bắc Ninh) ngày nay.
Sau này vì công việc chủ yếu là vận chuyển vật liệu và sản phẩm cho làng Thổ Hà nên dân họ đã mua miếng đất tại làng Vạn ( Vạn An, Yên Phong, Bắc Ninh) để đặt nền móng cho ngôi nhà thờ đá năm 1931, cho đến nay ngôi Thánh Đường Nguyệt Đức đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm khác nhau.
Trong những năm chiến tranh, mái nhà thờ bị tháo dỡ vào thời kỳ tiêu thổ kháng chiến. Đến năm 1972 được trùng tu lại, năm 2006 nhân dịp mừng nhà thờ của Giáo xứ 75 năm tuổi, giáo dân đã đóng góp công sức và tài chính lợp lại mái ngói và sửa tháp chuông như hôm nay.
Nhìn lại quá khứ, trước năm 1945, họ đạo Nguyệt Đức thuộc Giáo xứ Đạo Ngạn, một giáo xứ sầm uất và bậc nhất Giáo Phận Bắc Ninh thời bấy giờ. Lúc đó trên địa bàn Giáo xứ có Tiểu Chủng Viện, có Trung tâm chăm sóc các trẻ cơ nhỡ do các Dì Phước phụ trách.
Sau cuộc di cư năm 1954 trong các chuyến Kinh Lý Mục Vụ và ban phép Thêm Sức, Đức Cha Đaminh Hoàng Văn Đoàn đã chấp thuận đề nghị của Dân họ sát nhập Giáo họ Nguyệt Đức vào Giáo xứ Chính Tòa Bắc Ninh. Trong cuộc chiến tranh phá hoại, dân họ Nguyệt Đức đã đóng góp rất nhiều trong việc thu giữ những nguyên vật liệu của Tiểu Chủng Viện: nhà thờ và khu vực Giáo xứ Đạo Ngạn. Số nguyên vật liệu này về sau được sử dụng trùng tu nhà thờ họ Nguyệt Đức và nhiều cơ sở vật chất trong Giáo phận.
Từ số nhân danh nhỏ nhoi của vài ba gia đình chạy loạn đến nay họ đạo, Giáo xứ Nguyệt Đức đã phát triển đến gần 200 hộ gia đình với khoảng gần 1000 nhân danh: chưa kể sự phát triển của hàng chục gia đình di cư sau các năm 1954 và 1975.
Từ chỗ các gia đình hoàn toàn sinh sống trên thuyền nay đã có trên dưới gần 60 gia đình định cư trên bờ. Là một cụm dân cư chủ yếu sinh sống trên sông nước. con thuyền vừa là nhà vừa là phương tiện sinh sống nên việc đọc kinh cầu nguyện chủ yếu được thực hiện trong các gia đình. Mỗi con thuyền trở thành một ngôi nhà nguyện di động: những buổi cầu nguyện đem lại sự bình an cho các gia đình và có tác dụng không nhỏ đối với dân cư sinh sống tai các làng ven sông. Vì luôn gần gũi với thiên nhiên, sống với sông biển nên tính cách của người dân Nguyệt Đức đơn sơ, chất phác, chân tình và cởi mở. Tuy nhiên, việc lấy thuyền làm nhà đã làm cho nhiều thế hệ trong các gia đình không được học hành đến nơi, tới chốn. Đằng khác, vì là phương tiện vận chuyển nên thường xuyên phải được nâng cấp, ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Mặt khác, sống bồng bềnh trôi nổi trên sông nước, neo đậu tại các bến bãi đã tạo nên một lối sống tạm bợ, tùy tiện và cảnh nợ nần chồng chéo. Từ đó phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc tham dự các nghi lễ Phụng Vụ, lĩnh thụ các Bí Tích, khó tổ chức các lớp Giáo lý và học hỏi lời Chúa, hạn chế các giao tiếp xã hội lành mạnh, nảy sinh lối sống gấp gáp, thực dụng và hưởng thụ. Việc một cụm dân cư, thậm chí là một gia đình thuộc địa bàn hành chính của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cũng là một khó khăn không nhỏ cho việc học hành, ổn định và phát triển cuộc sống của các gia đình. Hơn thế nữa, những năm gần đây đời sống kinh tế của Giáo xứ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Công việc vận chuyển ít đi, phương tiện tàu thuyền quá nhỏ, hành trình các chuyến đi xa quê làm ăn ngày một tăng lên. Một số không nhỏ phải đi đến những nơi xa không thuộc lưu vực sông Cầu để làm ăn. Nghệ chủ yếu vẫn là khai thác cát để cung cấp cho các công trình. Công việc khai thác cũng theo thời vụ và lệ thuộc nhiều yếu tố, nhìn chung là vất vả nặng nhọc. Những chuyến đi xa theo công trình khiến cho nhiều gia đình ít có dịp ở quê hương, đời sống đạo phần nào bị mờ nhạt khô klhan, nhất là việc học Giáo Lý và lãnh nhận các Bí Tích.Việc sinh hoạt các hội đoàn cũng như những đóng góp xây dựng cộng đoàn bị hạn chế, đồng thời việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ một cách toàn diện cũng gặp nhiều khó khăn. Các bậc cha mẹ thường thì phải làm ăn xa ít có thời gian quan tâm đúng cách tới việc học hành và giáo dục con cái, nhật là đời sống đức tin. Thường là chỉ khi nào thấy có việc buộc theo lẽ đạo mới thấy xuất hiện ở quê, hay những dịp lễ tết, lễ cưới, rửa tội cho con… những khó khăn trong cuộc sống trôi nổi nay đây mai đó cũng làm nên những đặc trưng của giáo dân nơi đây. Mỗi gia đình, mỗi cá nhân phải bươn trải chèo chống sao cho con thuyền đức tin của gia đình mình, của mình không bị lạc bờ bến yêu thương và không ngừng thăng tiến và phát triển toàn diện. Muốn như thế thì việc định hướng và làm mới kim chỉ nam đời sống cho mỗi người dân xứ là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của xứ đạo.
Đứng trước hoàn cảnh hiện tại, tìm một giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển toàn diện thật không đơn giản. Noi gương Thánh Phê- rô Bảo trợ Giáo xứ, thực thi khẩu hiệu :” Vâng lởi Thầy con thả lưới” cho mọi chuyến ra khơi của Dân xứ. Thánh Phê- rô đã thực hiện đúng từng chi tiết, mặc dù Ngài chẳng hiểu hết ý nghĩa của mệnh lệnh Thầy đã truyền ban :” Hãy ra chỗ nước sâu, thả lưới bên phải thuyền” Đã cho giáo xứ tóm tắt trong 3 điểm sau.
1. Mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ và lối sống để có thển định cư trên bờ và quan tâm hơn đến việc hướng nghiệp cho con cháu.
2. Làm gương sáng và động viên thế hệ trẻ sống đạo đức, hăng say lao động và thực hành tiết kiệm trong chi tiêu và mua sắm.
3. Tạo mọi điều kiện cho thế hệ trẻ được đi học văn hóa và học Giáo Lý để các em can đảm cho sự chọn lựa một lối sống lành mạnh ngày càng phù hợp hơn vơi lối sống Tin Mừng mà Chúa Giê su đã thực hành và loan báo.
Ước mong mọi thành viên trong Giáo xứ luôn đóng góp và xây dựng Giáo xứ ngày một thăng tiến và phát triển toàn diện nhờ sự chuyển cầu của thánh Phê- rô và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Sưu tầm & biên soạn
Giu- se Nguyễn Văn Nghiệp
Giu- se Nguyễn Văn Nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét