Lý Quang Diệu: “Chúng tôi có thể sai nhưng không ai có thể nghi ngờ lòng ngay thẳng của chúng tôi”, còn xứ quen “Chúng tôi luôn luôn đúng nhưng toàn bị người đời nghi ngờ :) “
Cảm tưởng ban đầu về di sản để lại
Di sản của nhà lãnh đạo Singapore vừa mất Lý Quang Diệu thật là to lớn. Để đánh giá đúng tầm vóc di sản của ông để lại cần phải có thời gian, thậm chí nhiều thời gian. Không phải là do thiếu tư liệu, không phải vì ông thích chiêu trò tạo ra “góc khuất’ về mình . Ngược lai, như chúng ta biết ông gần như hoàn toàn minh bạch trước công chúng như một diễn viên trong reality show.
Ông cũng rất thân thiện với truyền thông. Nhưng ông cần truyền thông vừa đủ để truyền tải đến công chúng những thông điệp nhanh và chính xác nhất. Những thông điêp như ông nói: “Chúng tôi có thể sai nhưng không ai có thể nghi ngờ lòng ngay thẳng của chúng tôi”.
Ông không có qúa khứ tù đầy, tranh đấu huy hoàng. Ông cũng không có nhiều trước tác. Cũng không có trước tác với các lý thuyết bao trùm vũ trụ mà chỉ có một trước tác đáng kể là quyển hồi ký From Third World to First: The Singapore Story – 1965-2000 …(Từ thế giới thứ ba đi lên thế giới thứ nhất: Lịch sử Singapore-1965-2000…).
Một quyển hồi ký về quá trình lập quốc của Singapore, cuộc đấu tranh cho sự thống nhất dân tộc, thành lập một nhà nước hiện đại, hiệu quả, cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go, xây dựng nền kinh tế hướng ngoại, lấy quyền lợi của tầng lớp trung lưu làm nền tảng và dựa trên lao đông có tri thức , tay nghề cao.
Quyển sách cũng viết về bang giao của Singapore với nhiều nước trên thế giới, bao gồm những nhận xét rất sắc sảo về đất nước và những nhà lãnh đạo.
Vậy điều gì khiến chúng ta còn lâu mới đánh giá được đúng tầm vóc Di sản của ông? Phải chăng là chỉ vì tầm vóc đó thực sự quá lớn. Để nhìn đầy đủ bắt buộc phải lùi ra xa!
Tuy nhiên ngay từ bây giờ đã có thể khẳng định là con người đời thường như Lý Quang Diệu đại diện cho “tiểu quốc’ Singapore sẽ có chỗ đứng trong lịch sử nhân loai cạnh các “khủng long” như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Gandi, Mandela,.. về tầm ảnh hưởng đến lộ trình phát triển nhân loại.
Lý Quang Diệu thực sự là ai?
Trong quá trình xây dựng Singapore, ông không hề tiến hành một cuộc cách mạng xã hội trên cơ sở áp dụng một một chủ thuyết nào. Thậm chí Đảng Hành động nhân dân do ông làm Tổng thư ký cũng có tôn chỉ rất đời thường là Bảo thủ, Thực dụng, Tinh anh và Đa văn hóa. Đảng này có thành viên là các đại diện của tầng lớp trung lưu.
Ông cũng chẳng mời “chuyên gia’ nào kể cả người Anh. Những người mà như ông thừa nhân, ông đã học được rất nhiều ở họ.
Ông chỉ vận dung khéo léo mô hình Anh vào thực tế Singapore trong xây dựng bộ máy nhà nước, giáo duc, kinh tế thị trường lấy quyền lợi trung lưu làm nền tảng.
Để tạo đồng thuận xã hội ông đã liên kết chặt chẽ với các phong trào công nhân, những người cộng sản trong các vấn đề phúc lợi và an sinh xã hội. Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, ông thành lập Ủy ban chống tham nhũng quốc gia với quyền hạn rộng rãi và chỉ trực thuộc cá nhân ông. Một cách điều hành chương trình chống tham nhũng hoàn toàn không theo kiểu Anh mà là theo cách đặc biệt của riêng ông trong bối cảnh “tứ bề thọ địch tham nhũng” với các “nhóm lợi ích” thân hữu trong môi trường người Hoa truyền thống.
Ông cũng thực hiên quyền làm chủ của tất cả công dân Singapore bằng cách khuyến khích (hầu như bắt) tất cả công dân phải dùng một phần tiền tiết kiệm mua cổ phần, cổ phiếu của các Cty. Bắt phải làm chủ để nâng cao ý thức công dân như những người CS thường hô hào.
Trong mọi chương trình ông luôn tìm cách tìm cách quảng bá, tim sự đồng thuận trong xã hội sau đó kiên quyết thực hiện bằng một ý chí sắt đá và một kỷ luật gang thép, công minh (nhưng không hề sắt máu).
Tóm lại, ông Lý Quang Diệu là một nhà quản trị (manager) lý tưởng. Có hiểu biết tinh hoa văn hóa Tây Đông , ý chí sắt đá trong việc thực hiện mục tiêu dài hạn, mềm dẻo trong biện pháp (chống tham nhũng), trong sạch, thanh bạch trong đời sống riêng.
Ông cũng là nhà quản trị với tầm nhìn chiến lược tuyệt vời. Điều này thể hiện trước hết trong việc ông chọn tiếng Anh (chứ không phải tiếng Hoa) làm ngôn ngữ chính của Singapore. Các tiếng Hoa, Malaysia và Ấn Độ đều được sử dụng với tư cách chính thức thứ hai một cách bình đẳng.
Việc này đã tạo tiền đề tốt cho quá trình xây dựng nước Singapore đa chủng tộc thành quốc gia đa văn hóa thực sự điều mà nhiều nước trong EU mong muốn chưa thành công. Cũng nhờ tiếng Anh mà Singapore dễ dàng hội nhập vào guồng phân công lao động quốc tế để bán tài nguyên chính của mình là sức lao động.
Giá trị của di sản Lý Quang Diệu
Trong khi nhiều nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác, đang loay hoay đi tìm mô hình thể chế, mô hình kinh tế để hiện đại hóa dất nước, nhưng không Phương Tây hóa để không bị mất “bản sắc”, thì ông Lý Quang Diệu đã làm theo cách khác.
Thứ nhất, ông Lý Quang Diệu và cộng sự đã áp dụng thành công mô hình thể chế chính trị bao gồm các giá trị phổ quát của thế giới về dân chủ và nhân quyền, xã hội dân sự, tinh thần thượng tôn pháp luật và kinh tế thị trường thuần túy (không thêm các mỹ từ định hướng).
Phố phường Singapore. Ảnh: HM
Ông Lý Quang Diệu và cộng sự không hề có ý đinh sáng tạo gì thêm để cải tiến (upgrade) mô hinh dựa các giá trị phổ quát này mà chỉ “gia giảm” cân lượng khi “bốc thuốc” cho phù hợp với dân trí và truyền thống của Singapore.
Chẳng hạn về tự do báo chí còn hạn chế so với Nhật, Mỹ, Phương Tây. Hình phạt đối với tội phạm và vi phạm trật tự công cộng khắc nghiệt hơn hẳn. Đổi lại thì trách nhiêm dân sự liên đới của người dân thường đối với các vi phạm này cũng cao hơn ( sẵn sàng tự nguyện bẩm báo cảnh sát). Nhờ thế an ninh đô thị cũng cao hơn.
Kết quả là Singapore đã thành công tuyệt đối trong việc hiện đại hóa mà lại có bản sắc mới riêng làm cả thế giới phải ngưỡng mộ vì có những thành tựu vượt trội các nước Phương Tây.
Thứ hai, ông Lý Quang Diệu đã chứng minh cho cả thể giới thấy thành công của Singapore chủ yếu là ở nghệ thuật điều hành, quản trị đất nước. Biến nhược điểm thiếu tài nguyên thành ưu điểm đất nước với tài nguyên con người có tri thức và tay nghề cao. Biến quốc gia phụ thuộc cả đến nước ăn thành Trung tâm tài chính hàng đầu thế giới làm cả thế giới phải “phụ thuộc”.
Nghĩa là mô hình phát triển thành công của Singapore có giá trị phổ quát toàn cầu cho mọi nền văn hóa.
Trên cơ sở này ông Lý Quang Diệu đã trở thành nhà tư vấn về chính trị kinh tế và các vấn đề phát triển có uy tín hàng đầu thế giới cuối thế kỷ 20 và dầu 21. Các phát biểu của ông luôn thu hút sự chú ý của truyền thông khắp thế giới. Và tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới đều đã từng tham vấn ông về một vấn đề nào đó.
Rất nhiều nước (trong đó có VN) mời ông làm cố vấn. Ông Lý Quang Diệu sau khi rời hoàn toàn khỏi chính trường năm 2011 không giữ bất cứ một chức vụ nào vẫn thường xuyên được các tạp chí có uy tín hàng đầu quốc tế như Time hay Forbes bình chọn vào top 100 nhân vật có ảnh hưởng toàn cầu.
Nghĩa là các lãnh tụ tinh thần có “quyền lực mềm’’ to lớn. Chia xẻ vinh dự này với ông còn có Nelson Mandela.
Thứ ba, sự phát triển thế giới thế kỷ 21 sẽ chịu ảnh hưởng manh cuộc đối đầu toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Lý Quang Diệu là người đứng giữa hai nền văn minh này nên người ta sẽ còn phải nhớ đến các suy nghĩ của ông về vấn đề này.
Ông Lý Quang Diệu có mối quan tâm đặc biệt nhưng cũng dể hiểu với VN. Các phát biểu của ông về đất nước và con người VN có lúc tế nhị, có lúc thẳng thừng tùy lúc và hoàn cảnh nhưng theo tôi hinh như thông điệp cơ bản chỉ là một: HÃY LÀM NHƯ CHÚNG TÔI (Singapore).
Còm sỹ TamHmong gửi về từ Moscow. – Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét